English

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 2/10/2022

Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Italy; Ấn Độ giảm thuế đối với các công ty dầu khí; Hy Lạp và Bulgaria vận hành đường ống dẫn khí đốt chung… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng ngày 2/10/2022.


Hầu hết khí đốt của Nga vận chuyển tới Italy đều đi qua Ukraine thông qua Đường ống dẫn khí đốt xuyên Áo (TAG). Ảnh: Reuters

Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Italy

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho gã khổng lồ năng lượng Eni của Italy (Italy) do vấp phải vấn đề vận chuyển khí đốt qua Áo, Eni vừa cho biết. Gazprom cho biết, việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Áo đã bị dừng "do nhà điều hành Áo từ chối xác nhận vận chuyển" và xác nhận tập đoàn đang làm việc để giải quyết vấn đề này cùng với Eni.

Hầu hết khí đốt của Nga vận chuyển tới Italy đều đi qua Ukraine thông qua Đường ống dẫn khí đốt xuyên Áo (TAG), đến Tarvisio ở phía Bắc Italy trên biên giới với Áo. Trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Italy đã nhập khẩu 95% lượng khí đốt mà nước này tiêu thụ - khoảng 45% trong số đó đến từ Nga.

Thủ tướng Italy sắp mãn nhiệm Mario Draghi đã ký các thỏa thuận mới với các nhà sản xuất khí đốt khác để giảm sự phụ thuộc vào Nga, xuống ngưỡng 25% vào tháng Sáu, đồng thời đẩy nhanh chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.

Ấn Độ giảm thuế đối với các công ty dầu khí

Chính phủ Ấn Độ thông báo giảm thuế đối với dầu thô sản xuất nội địa từ 10.500 rupee (128,62 USD)/tấn xuống 8.000 rupee/tấn từ ngày 2/10, giữa bối cảnh giá dầu thế giới giảm. Những nhà sản xuất trong nước như Tổng công ty Dầu khí Tự nhiên (ONGC) và Vedanta Limited là những đơn vị hưởng lợi từ chính sách này.

Ấn Độ cũng dỡ bỏ thuế xuất khẩu đối với nhiên liệu máy bay và giảm một nửa thuế xuất khẩu đối với dầu diesel xuống còn 5 rupee/lít kể từ ngày 2/10.

Ấn Độ đã gia nhập danh sách các quốc gia đánh thuế các công ty năng lượng thu lời lớn, với việc áp thuế lợi nhuận từ ngày 1/7. Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu quốc tế đã làm xói mòn biên lợi nhuận của cả các nhà sản xuất và lọc dầu.

Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết thuế đánh vào dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ sẽ được xem xét trong cuộc tham vấn thường xuyên với ngành này. Cứ 15 ngày, việc đánh thuế sẽ được đánh giá lại, và việc có duy trì thuế hay không phụ thuộc vào giá dầu thô quốc tế.

Hy Lạp và Bulgaria vận hành đường ống dẫn khí đốt chung

Đường ống dẫn khí đốt Hy Lạp - Bulgaria vừa được khánh thành vào ngày 1/10. Đường ống này dài 182 km được kết nối với Đường ống biển Adriatic (TAP), cho phép lượng khí đốt bổ sung từ Azerbaijan đến các cảng của Hy Lạp rồi chảy đến Italia và khu vực Đông Nam Âu.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết đường ống dẫn khí đốt này đánh dấu vai trò quan trọng của Hy Lạp và là cầu nối năng lượng giữa Nam và Bắc, khu vực Balkan và châu Âu, cũng như nâng cao vai trò của Hy Lạp trên bản đồ năng lượng và địa chính trị trong khu vực.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định, Bulgaria từng phụ thuộc tới 80% khí đốt tự nhiên từ Nga, tuy nhiên với đường ống này sẽ là một yếu tố thay đổi sự phụ thuộc của Bulgaria và an ninh năng lượng của EU. Bà cho biết thêm đường ống này có thể bao phủ toàn bộ nhu cầu khí đốt tự nhiên của Bulgaria và có vai trò đặc biệt quan trọng để giúp nước này giảm thiểu khủng hoảng kinh tế.

Xuất khẩu khí đốt Nga sang EU qua đường ống TurkStream giảm mạnh

Theo báo cáo, trích dẫn dữ liệu từ hiệp hội các nhà vận hành châu Âu, vào ngày 29/9, khoảng 32 triệu mét khối khí đốt được cung cấp cho EU thông qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ), điểm Strandzha 2-Malkoclar ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria. Con số này ít hơn khoảng 25% so với cuối tháng 8, khi đường ống cung cấp khoảng 43 triệu m3 khí mỗi ngày.

Trước đó, nhà điều hành Nga của đường ống TurkStream, South Stream Transport, cho biết, Hà Lan rút giấy phép xuất khẩu khí đốt của họ do gói trừng phạt mới nhất của EU đối với Nga. Khi thông báo về quyết định thu hồi giấy phép trước thời hạn, Hà Lan cũng đề cập đến lệnh cấm cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì đường ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga và trên thềm lục địa của nước này.

Tuy nhiên, South Stream Transport sau đó lưu ý rằng các lệnh trừng phạt không áp đặt các hạn chế rõ ràng với việc vận chuyển khí đốt qua đường ống. Công ty đang xin gia hạn giấy phép xuất khẩu. Đại diện nhà điều hành nói rằng khí đốt được giao đến châu Âu qua TurkStream sẽ hỗ trợ an ninh năng lượng của khu vực và đường ống có khả năng được miễn trừ các lệnh trừng phạt vì lý do này.

Mỹ nói sự cố rò rỉ Nord Stream là “cơ hội lớn”

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington coi vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream là một cơ hội to lớn để ngăn chặn các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) sử dụng năng lượng của Nga. Trước đó, Washington trong nhiều năm đã cố gắng thuyết phục các lãnh đạo EU đổi từ khí đốt của Nga sang khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Phát biểu trước các phóng viên tại Washington, Ngoại trưởng Blinken nói rằng Mỹ hiện là “nhà cung cấp LNG hàng đầu cho châu Âu”. Ngoài việc chuyển nhiên liệu đến châu Âu, Mỹ cũng đang làm việc với các lãnh đạo EU để tìm cách "giảm nhu cầu" và "tăng tốc độ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

Tập đoàn năng lượng Gazprom Nga hôm 30/9 cho biết việc các đường ống bị thiệt hại nghiêm trọng sẽ khiến EU bị "tước đoạt vô thời hạn" khí đốt của Nga thông qua tuyến đường này. Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho các vụ nổ là do "người Anglo-Saxon", cách gọi của Nga đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Anh.

Đường ống Nord Stream 2 dường như đã ngừng rò rỉ

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết một trong hai đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức, Nord Stream 2, có thể đã ngừng rò rỉ.

Trên trang Twitter chính thức của cơ quan này thông báo rằng áp suất dường như đã ổn định trong đường ống Nord Stream 2. Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết: “Điều này cho thấy sự rò rỉ khí đốt trong đường ống này đã không còn”.

Các vụ nổ dưới biển làm hỏng đường ống Nord Stream I và 2 trong tuần này đã dẫn đến sự cố rò rỉ khí mê-tan. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu đã cáo buộc phương Tây phá hoại các đường ống trên, tuy nhiên Mỹ và các đồng minh phủ nhận kịch liệt.

Tập đoàn RWE mua chi nhánh Kinh doanh Năng lượng Sạch của Con Edison

Tập đoàn năng lượng khổng lồ RWE của Đức vừa cho biết, họ đã ký thỏa thuận mua chi nhánh Kinh doanh Năng lượng Sạch của Con Edison có trụ sở tại New York (Mỹ), với trị giá 6,8 tỷ USD.

RWE là một trong những nhà cung cấp năng lượng chủ chốt của Đức, với lịch sử sản xuất liên quan đến than đá, xếp công ty vào danh sách những đơn vị gây ô nhiễm CO2 lớn nhất của đất nước.

Tập đoàn này đã tăng tốc đa dạng hóa sang năng lượng tái tạo trong những năm gần đây. Trong một tuyên bố, RWE cho biết, giao dịch này gần như tăng gấp đôi danh mục năng lượng tái tạo của công ty tại Mỹ và khi hoàn thành sẽ trở thành "công ty năng lượng tái tạo số 4 và nhà khai thác năng lượng mặt trời lớn thứ hai" ở Mỹ.

https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP