Giá dầu giảm gần 1 USD trong ngày hôm nay do lo ngại dư thừa kéo dài và kinh tế ảm đạm bởi đại dịch Covid-19 kết hợp với việc hủy bỏ hỗ trợ cắt giảm sản lượng từ một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 73 US cent hay 2,4% xuống 30,24 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 81 US cent hay 3,3% xuống 23,93 USD/thùng.
Cả hai loại dầu này tăng trong 2 tuần qua do các quốc gia nới lỏng việc kinh doanh và phong tỏa xã hội đã áp đặt để đối phó với virus corona và nhu cầu nhiên liệu phục hồi. Sản lượng dầu trên toàn cầu cũng đang giảm.
Nhưng những dấu hiệu làm sóng nhiễm virus corona thứ 2 tại đông bắc Trung Quốc và Hàn Quốc gây lo lắng cho các nhà đầu tư ngay cả khi thêm nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng hạn chế trong di chuyển có thể hỗ trợ nhu cầu dầu mỏ.
Tony Nunan, một chuyên gia quản lý rủi ro tại tập đoàn Mitsubishi, Tokyo cho biết “chúng tôi đã loại bỏ một số phong tỏa nhưng điều đó có nghĩa là điều tồi tệ nhất đã qua?”.
Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm khoảng 30% do đại dịch Covid-19 làm giảm việc đi lại trên khắp thế giới, tồn kho tăng trên toàn cầu.
Nhà phân tích dầu và khí Haseeb Ahmed tại GlobalData cho biết “các công ty dầu đang giải quyết với nhiều thách thức nhu cầu bất ngờ sụt giảm”.
Lo sợ rằng Mỹ sẽ hết chỗ chứa khiến giá dầu WTI giảm xuống âm trong tháng trước, thúc đẩy một số nhà sản xuất Mỹ giảm sản lượng.
Trong một dấu hiệu ảnh hưởng của điều đó, số lượng giàn khoan dầu và khí tại nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới giảm xuống 374 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 8/5/2020, thấp kỷ lục theo số liệu ghi nhận của công ty Baker Hughes từ năm 1940.
Nunan thuộc công ty Mitsubishi cho biết “mọi người ngạc nhiên về việc Mỹ đóng cửa sản xuất nhanh thế nào và đó chính xác là những gì chúng tôi cần để hỗ trợ giá”. “Khoảng 10 ngày nữa trước khi hợp đồng kỳ hạn tháng 6 hết hạn ... liệu hợp đồng WTI có tránh được sụp đổ khi hết hạn, hy vọng chúng tôi đã thấy đáy”.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 11/5/2020
Nguồn: VITIC/Reuters