English

Giá dầu hôm nay 13/2/2022 ghi nhận tuần tăng thứ 8 liên tiếp, tiến đỉnh 10 năm

Lo ngại nguồn cung dầu thô bị gián đoạn nghiêm trọng nếu có hành động quân sự ở Ukraine khiến giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch với đà tăng mạnh.

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 7/2 với xu hướng giảm nhẹ khi nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời và đồng USD mạnh hơn.


Ảnh minh hoạ

Giá vàng hôm nay 13/2/2022: Căng thẳng địa chính trị khiến giá vàng phi mãGiá vàng hôm nay 13/2/2022: Căng thẳng địa chính trị khiến giá vàng phi mã
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/2/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 91,71 USD/thùng, giảm 0,60 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 92,86 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên.

Mặc dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng động lực hỗ trợ giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần vẫn được ghi nhận rất lớn, thậm chí có chiều hướng gia tăng khi vấn đề căn cơ của thị trường là nguồn cung bị thắt chặt vẫn chưa được giải quyết.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô được dự báo sẽ trầm trọng hơn nếu việc cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu không sớm được cải thiện, các kho dự trữ khí đốt thì cạn kiệt.

Ở diễn biến mới nhất, Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia đã quyết định tăng giá bán đối với tất cả các loại dầu thô cho châu Á với mưc stawng từ 30 đến 70 cent/thùng.

Năng lực sản xuất của nhiều nước thành viên OPEC+ bị đặt dấu hỏi, thậm chí ngay cả Nga cũng đang gặp khó trong việc tăng sản lượng khai thác, càng làm gia tăng các lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu. Theo các dữ liệu thống kê, hiện chỉ còn vài nước thành viên OPEC+ như Saudi Arabia, UAE, Kuwait là còn công suất dự phòng.

Nguồn cung dầu từ UAE cũng đang bị ảnh hưởng bởi các đợt tấn công từ nhóm Houthi của Yemen càng làm gia tăng áp lực nguồn trên thị trường.

Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) mới đây đã đưa ra ước tính về mức công suất dự phòng của OPEC+ sẽ giảm còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2018, đây là mức dự phòng thấp nhất kể từ cuối năm 2018 của tổ chức này.

Trong phiên giao dịch ngày 8/2, giá dầu tiếp tục xu hướng giảm nhờ đặt kỳ vọng vào việc Mỹ sẽ sớm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các hoạt động sản xuất dầu của Iran khi vòng đàm phán hạt nhân được nối lại.

Lạm phát Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1984 phần nào cũng dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Tuy nhiên khi những áp lực đối với dầu thô còn khá yếu và chưa rõ ràng, thị trường lại ghi nhận nhiều yếu tố mới làm gia tăng động lực, qua đó thúc đẩy giá dầu đi lên.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/2 đã giảm tới 4,8 triệu thùng, xuống còn 410,4 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018. Tổng sản lượng cung ứng, dữ liệu phản ánh nhu cầu tiêu thụ, cũng lên mức kỷ lục 21,9 triệu thùng/ngày trong 4 tuần gần đây.

Việc các nước gỡ dần các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch Covid-19 khiến kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh khi các chuỗi cung ứng, sản xuất được khôi phục, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, hàng không được nối lại.

Khả năng về một hành động quân sự giữa Nga và Ukraine bất ngờ nóng lên khi lần lượt Mỹ và Anh phát đi cảnh báo, đồng thời kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine càng sớm càng tốt.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng đã đề cập tới vấn đề này rằng có dấu hiệu leo thang của Nga tại biên giới Ukraine và có khả năng một cuộc đụng độ quân sự có thể diễn ra trong thời gian diễn ra Thế vận hội.

Ở diễn biến khác, Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng (MOMR) của OPEC hôm 10/2 cho thấy 13 nước thành viên của nhóm tiếp tục khai thác dưới hạn ngạch theo kế hoạch.

Cụ thể, trong tháng 1/2022, 13 thành viên của OPEC, bao gồm ba nhà sản xuất được miễn trừ khỏi hạn ngạch OPEC+ là Iran, Libya và Nigeria đã bơm 27,981 triệu thùng/ngày, tăng 64.000 thùng/ngày so với tháng 12. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng mà OPEC+ đã thống nhất thực hiện trước đó.

Theo các nguồn tin thứ cấp mà OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng của các thành viên, ngay cả nhà khai thác hàng đầu Ả Rập Xê-út cũng không đạt được mức tăng 110.000 thùng/ngày hàng tháng. Vương quốc này đã tăng sản lượng dầu trong tháng 1 thêm 54.000 thùng/ngày lên 9,999 triệu, thấp hơn hạn ngạch 10,122 tỷ thùng/ngày cho tháng 1 theo thỏa thuận OPEC+.

Trong khi nguồn cung dầu thô trên thị trường vẫn bị thắt chặt và thậm chí có nguy cơ bị thắt chặt hơn nữa thời gian tới thì triển vọng tiêu thụ dầu thô lại tiếp tục được cải thiện. Mới nhất, ngày 11/2, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô trong năm 2022 lên mức 100,6 triệu thùng/ngày, tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 93,90 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 94,99 USD/thùng.

Như vậy, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô tiếp tục có xu hướng tăng mạnh và là tuần tăng giá thứ 8 liên tiếp được ghi nhận.

Tại thị trường trong nước, ngày 11/2, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành từ ngày 11/2.

Theo đó, tại kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với xăng RON 95 ở mức 50 đồng/lít, dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Mặt khác, chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel ở mức 400 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.571 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 25.322 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.865 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 18.751 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.659 đồng/kg.

Với những diễn biến trong phiên giao dịch cuối tuần, đặc biệt là cộng với dự đoán về một cuộc đụng độ quân sự giữa Nga – Ukraine có thể xảy ra, giá dầu thô tuần tới tiếp tục được kỳ vọng sẽ đi lên.

Hà Lê
https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP