English

Xu hướng vận động thị trường dầu mỏ thế giới năm 2020 (Phần 3)

Việc nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đạt "đỉnh" sớm hay muộn sẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của các nền kinh tế phát triển đối với tình trạng biến đổi khí hậu.

Bể chứa dầu tại nhà máy ở Haradh, cách thành phố Dhahran của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối với các công ty dầu khí, đặc biệt là các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, năm 2019 ghi nhận mức tăng trưởng khối lượng ấn tượng, cho dù chi tiêu vốn chỉ ở mức vừa phải, dòng tiền hoạt động chậm lại và cắt giảm số lượng giàn khoan.

Trên thực tế, mức vốn hóa thị trường của ngành dầu khí trong các công ty niêm yết trên toàn thế giới đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong giai đoạn cuối tháng 11/2019.

Tuy nhiên, việc giá trị thị trường của Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Aramco của Saudi Arabia cán mốc 2.000 tỷ USD sau khi niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã cho thấy cổ phiếu dầu khí của những “ông lớn” trong ngành năng lượng vẫn có sức hút không nhỏ bất chấp những bất định của thị trường.

Giới đầu tư có lẽ đã chấp nhận thực tế và coi là điều “bình thường mới” với việc giá dầu dao động ở ngưỡng “an toàn” 60 USD/thùng và nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” có thể chậm lại trong dài hạn.

Trên thực tế, một chiến lược quản lý tài chính thận trọng của các công ty dầu mỏ mới chính là nhân tố củng cố niềm tin kinh doanh và được các nhà đầu tư quan tâm vào lúc này. Đối với trường hợp của Aramco, các chủ ngân hàng và giới đầu tư đã đánh giá khả năng lợi nhuận của tập đoàn này dựa trên kỳ vọng về năng lực và khối lượng sản xuất.

IEA nhận định, thương vụ niêm yết cổ phiếu của Aramco và mục tiêu thúc đẩy ngân sách quốc gia, Saudi Arabia chắc chắn sẽ phải nỗ lực kéo giá dầu thô lên ít nhất trong giai đoạn đầu năm 2020. Đó là lý do cổ phiếu của tập đoàn này được đón nhận vượt mong đợi trong những ngày chào bán đầu tiên trên thị trường chứng khoán Saudi Arabia.

Đánh giá về khía cạnh này, nhà phân tích Amrita Sen tại Energy Aspects cũng cho rằng Saudi Arabia sẽ phải bảo vệ giá dầu mà không làm thu hẹp quá mức thị trường vốn đã bị “thắt cổ chai”.

Mục tiêu mới của tân Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman không nhất thiết là đẩy giá dầu lên cao hơn đột biến, mà là đặt nền tảng vững chắc và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn đầu năm 2020.

Có nhận định cho rằng, một khi Saudi Arabia đạt được các mục tiêu thu hút vốn của mình thông qua thương vụ bán cổ phiếu Aramco, Riyadh có thể sẵn sàng từ bỏ nỗ lực cân bằng thị trường dầu mỏ hiện nay và theo đuổi những kế hoạch sản lượng của riêng mình.

Khi đó, nếu các đối tác không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì Saudi Arabia cũng sẽ làm như vậy. Đây chính xác là kịch bản mà chính quyền Riyadh đã từng nghĩ tới nếu không thể đạt được sự đồng thuận với các đối tác.

Rõ ràng, sự bình ổn trên thị trường dầu mỏ hiện nay chỉ là nhất thời và sẽ biến động trở lại khi các bên đạt được những mục tiêu của riêng mình.

Bên cạnh đó, việc nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đạt "đỉnh" sớm hay muộn sẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của các nền kinh tế phát triển đối với tình trạng biến đổi khí hậu. Liệu các nước này có tiếp tục theo đuổi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cam kết giữ cho nhiệt độ toàn cầu gia tăng ít hơn 2 độ C so với mức tiền công nghiệp trong thế kỷ này hay không.

Thực tế cho thấy vận tải đường bộ chiếm hơn 40% tổng cầu về dầu mỏ, trong khi toàn bộ lĩnh vực giao thông chiếm khoảng 60% tổng cầu. Các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng có xu hướng ưa chuộng sản xuất ô tô tiết kiệm và sử dụng ít nhiêu liệu hơn.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đều đang chế tạo ô tô điện. Đã có những cải tiến nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất pin năng lượng Mặt Trời và xuất hiện nhiều khoản đầu tư đáng kể vào lĩnh vực công nghệ năng lượng tái tạo.

Sự phát triển của các loại máy bay thế hệ mới, tiết kiệm năng lượng hay sử dụng xăng sinh học, cũng có thể tác động đến nhu cầu về dầu mỏ. Hàng không là phân khúc phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải và được củng cố bởi các tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển, đặc biệt tại khu vực châu Á.

Quá trình tiếp nối giai đoạn tăng trưởng yếu và kéo dài của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của dầu mỏ và sự thay thế của các loại nhiên liệu khác, đặc biệt là khí đốt tự nhiên. Chương trình nghị sự về chống biến đổi khí hậu đòi hỏi các nhà lãnh đạo thế giới cần phải hành động nhanh và khẩn trương hơn đối với vấn đề cấp bách này.

Mặc dù hiệu ứng từ tình trạng biến đổi khí hậu có thể không có tác động ngay lập tức đến nhu cầu dầu mỏ, song trong dài hạn nó cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường “vàng đen”. Thế giới đã bắt đầu lưỡng lự trong việc tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng hóa thạch và bắt đầu dịch chuyển sang những nguồn năng lượng tái tạo. Đây được coi là một xu hướng không thể đảo ngược và vẫn sẽ tiếp diễn trong giai đoạn sau năm 2020./.


Việt Khoa (P/v TTXVN tại Cairo)
Nguồn:
https://bnews.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP