Giá dầu phục hồi trong ngày hôm nay, với dầu thô Mỹ trở lại dương sau khi giao dịch ở giá âm lần đầu tiên trong lịch sử, nhưng đà tăng bị hạn chế trong bối cảnh những lo ngại chưa được giải quyết về thị trường có thể đối phó thế nào với nhu cầu nhiên liệu bị phá hủy bởi đại dịch Covid-19.
Dầu WTI kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 38,73 USD lên 1,1 USD sau khi đóng cửa phiên trước giảm xuống -37,63 USD/thùng. Hợp đồng này sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,72 USD hay 8,4% lên 22,15 USD/thùng.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 49 US cent hay 1,9% lên 26,06 USD/thùng.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường tại công ty môi giới OANDA dự đoán một giai đoạn suy yếu của giá dầu “sự phá hủy nhu cầu bởi Covid-19 sẽ thấy việc mở cửa lại của nền kinh tế Mỹ sẽ chậm hơn dự kiến”. “Hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 6 có thể giữ trên 20 USD/thùng và sẽ thấy mức tăng khiêm tốn sau khi chuyển hạn hợp đồng tháng 5”.
Giá dầu lao dốc do việc hạn chế du lịch và phong tỏa để kiềm chế sự lây lan của virus corona khiến nhu cầu giảm 30% trên toàn cầu. Điều đó dẫn tới dự trữ dầu thô ngày càng tăng, khó tìm được kho bãi.
Kho cảng chứa dầu lớn của Mỹ tại Cushing, Oklahoma, điểm phân phối hợp đồng dầu WTI hiện nay dự kiến sẽ đầy trong vài tuần nữa.
Michael McCarthy, chuyên gia chiến lược thị trường tại CMC Markets, Sydney cho biết “ hiện nay, khá rõ ràng rằng vấn đề lớn trong thị trường là dư thừa ở Mỹ và thiếu công suất lưu trữ”.
Đối phó với tình trạng này, tổ chức OPEC và các đồng minh gồm cả Nga gọi là OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày. Nhưng điều đó sẽ không diễn ra trước tháng 5/2020 và lượng cắt giảm đó được xem như không đủ để khôi phục cân bằng thị trường.
ANZ Research cho biết “ngay cả thỏa thuận nguồn cung của OPEC+ cũng không thể ngăn chặn được việc bán ra trong ngắn hạn”.
Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng khoảng 16,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/4/2020 sau khi có tuần tăng mạnh nhất trong lịch sử. Các nhà phân tích dự kiến dự trữ xăng tăng 3,7 triệu thùng trong tuần trước.
Viện Dầu khí Mỹ sẽ phát hành số liệu trong ngày hôm nay và báo cáo hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố vào ngày mai.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng 10% do lo lắng sản lượng sẽ giảm
Khí tự nhiên của Mỹ tăng vọt gần 10% trong đêm qua lên mức cao nhất 6 tuần, do lo ngại sản lượng khí sẽ giảm khi các nhà khoan đóng cửa các giếng dầu đá phiến bởi giá sụt giảm xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử. Những giếng khoan dầu này sản xuất nhiều khí đốt.
Ngoài ra, giá cổ phiếu của một số công ty năng lượng tập trung vào khí đốt như Antero Resources (tăng 25%), CNX Resources (tăng 18%) và EQT (tăng 14%) cũng đang tăng do dự đoán sản xuất khí của họ sẽ có giá trị hơn trong tương lai.
Các thương nhân cũng trích dẫn các dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi cao hơn trong tuần tới ngay cả các dự báo trong dài hạn cho thấy nhu cầu khí giảm bởi việc phong tỏa do virus corona.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch New York tăng 17,1 US cent hay 9,8%, ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2019, đóng cửa tại 1,924 USD/mmBtu, cao nhất kể từ ngày 10/3/2020. Hợp đồng này đã tăng khoảng 21% trong 3 ngày qua.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 21/4/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
1,1700
|
38,23
|
-101,59%
|
-98,22%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
25,6200
|
0,05
|
0,20 %
|
-64,72%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,9530
|
0,017
|
0,88 %
|
-22,35%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
0,7194
|
-0,0098
|
-1,34 %
|
-65,59%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
0,9305
|
-0,0002
|
-0,02 %
|
-55,26%
|
Nguồn tin: vinanet.vn