Dầu giảm do lo lắng về tăng trưởng kinh tế sau khi cuộc đàm phán Mỹ - Trung không đưa ra các bước cụ thể, khí đốt giảm do dự trữ hàng tuần giảm ít hơn dự kiến.
Dầu giảm do lo lắng về suy thoái kinh tế toàn cầu
Giá dầu giảm trong sáng nay do lo ngại về tăng trưởng kinh tế đã dấy lên sau khi các cuộc đàm phán không đưa ra các bước cụ thể để kết thúc xung đột thương mại Mỹ - Trung, mặc dù việc cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu tăng cường tâm lý trong các thị trường dầu mỏ.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi các bình luận từ Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell rằng ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng kiên nhẫn với chính sách tiền tệ.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 61,22 USD/thùng, giảm 46 US cent hay 0,75% so với đóng cửa phiên trước. Tuy nhiên, dầu Brent vẫn theo xu hướng tuần thứ 2 tăng giá liên tiếp khi tăng 7% trong tuần này.
Dầu thô WTI giao sau giảm 34 US cent hay 0,65% xuống 52,25 USD/thùng. WTI đã tăng 9% trong tuần này, tăng một tuần cao nhất kể từ ngày 12/2016.
Trung Quốc cho biết cuộc đàm phán 3 ngày với Mỹ kết thúc trong ngày 9/1/2019 đã thiết lập một cơ sở để giải quyết sự khác biệt về thương mại. Nhưng họ đã đưa ra vài chi tiết về các vấn đề chính đang bị đe dọa (gồm việc tăng thuế dự kiến của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD).
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần và số liệu kinh tế yếu tại một số nước cũng tác động tới các thị trường tài chính.
Hue Frame, nhà quản lý danh mục đầu tư tại quỹ Frame Funds ở Sydney cho biết “nếu chúng ta trải qua suy giảm kinh tế, dầu sẽ hoạt động kém do mối tương quan với tăng trưởng”. “Trung Quốc và Mỹ đang theo dõi để đạt được một thỏa thuận tích cực sẽ ủng hộ hơn cho tâm lý các thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đang trở nên khó khăn hơn để khắc phục số liệu sản xuất toàn cầu suy yếu”.
Giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 12/2018 tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm, một dấu hiệu lo lắng về nguy cơ giảm tốc mà Bắc Kinh có thể tung thêm chính sách hỗ trợ để giúp ổn định nền kinh tế này.
Ngân hàng ANZ cho biết “tuy nhiên, các nhà đầu tư trở nên ngày càng tin tưởng rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ cân bằng thị trường này”.
Trong đầu tuần Saudi Arabia cho biết việc hạn chế sản lượng của OPEC và các đồng minh bắt đầu trong cuối năm 2018 sẽ đưa thị trường dầu mỏ trở lại cân bằng.
Giới phân tích tại Fitch Solutions cho biết “chúng tôi tiếp tục tin tưởng giá tăng sẽ xảy ra trong năm 2019, mặc dù năm nay sẽ được đánh dấu với sự biến động tiếp tục”. “Các yếu tố chính chúng tôi tin tưởng rằng sẽ hỗ trợ giá tăng”.
Nhập khẩu dầu của Châu Á từ Iran có thể tăng từ tháng 12/2018 khi các Mỹ cấp miễn trừ tạm thời cho một số nước khỏi lệnh trừng phạt chống lại xuất khẩu dầu của Iran. Các lệnh miễn trừ hết hạn vào tháng 5/2019.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết các lệnh trừng phạ của Mỹ chống lại Iran là hoàn toàn bất hợp pháp và Tehran sẽ không tuân thủ chúng.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm
Khí tự nhiên của Mỹ giảm trong phiên 10/1/2019 do thị trường tập trung vào một báo cáo cho thấy dự trữ hàng tuần giảm ít hơn nhiều so với bình thường hơn là thời tiết lạnh hơn vào cuối tháng này.
Trong dự báo mới nhất, các nhà khí tượng cho biết thời tiết sẽ vẫn lạnh tới 20/1/2019 trước khi trở thành lạnh hơn so với bình thường trong nhiều tuần sau đó.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ khí đốt giảm ít hơn bình thường 87 tỷ feet khối (bcf) so với dự trữ trong tuần trước tính đến hết ngày 4/1/2019, và vẫn thấp hơn mức trung bình 5 năm 182 bcf trong cùng giai đoạn.
Giá khí đốt kỳ hạn tháng 2/2019 trên sàn giao dịch bán buôn New York giảm 1,5 US cent hay 0,5% đóng cửa tại 2,969 USD/mmBtu.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 11/1/2019
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
52,3708
|
0,16
|
-0,30 %
|
-18,55%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
61,3579
|
0,25
|
-0,41 %
|
-12,16%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
3,0188
|
0,047
|
1,58 %
|
-5,62%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
1,4280
|
0,0048
|
-0,34 %
|
-22,79%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
1,9034
|
0,0064
|
-0,34 %
|
-8,69%
|
Nguồn: VITIC/Reuters/Tradingeconomics