Giá dầu giảm trong hôm nay xóa đi hầu hết sự gia tăng trong phiên trước, tiếp tục giảm trong bối cảnh lo lắng về dư cung và triển vọng kinh tế toàn cầu.
Hợp đồng dầu thô của Mỹ giao sau giảm 78 US cent hay 1,6% xuống 47,39 USD/thùng. Dầu thô Brent chuẩn quốc tế giảm 66 US cent hay 1,2% xuống 56,58 USD/thùng, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước.
Xi Jiarui, giám đốc phân tích dầu tại công ty tư vấn JLC “sự phục hồi trong hôm thứ tư ngày 19/12/2018) là do mua để đóng giao dịch bán khống. Các nhà đầu tư nhanh chóng chuyển chú ý sang các yếu tố suy giảm trong thị trường dầu gồm các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm tới, sản lượng kỷ lục và thiếu niềm tin vào cam kết hạn chế sản lượng của OPEC”.
Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất dầu khác gồm cả Nga hồi đầu tháng 12/2018 đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày trong một nỗ lực giảm dự trữ và thúc đẩy giá.
Giá dầu giảm hơn 30% từ mức đỉnh cao trong đầu tháng 10/2018. Nhưng việc cắt giảm sẽ không diễn ra cho tới tháng 1/2019 và sản lượng đã ở mức cao kỷ lục tại Mỹ, Nga và Saudi Arabia.
Sự biến động trong giá dầu thô tuần này được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư đóng các vị thế của họ và giảm thanh khoản từ thị trường này.
Stephen Innes, giám đốc giao dịch Châu Á Thái Bình Dương tại OANDA cho biết liên quan tới cuộc họp chính sách cuối cùng của Cục dự trữ Liên bang Mỹ năm 2018, tại đó họ cho rằng nền kinh tế Mỹ không cần hỗ trợ của ngân hàng trung ương này thông qua lãi suất thấp hơn bình thường hay bằng cách duy trì bảng cân đối kế toán. Nhưng số liệu dự trữ dầu mỏ của Mỹ đã đưa ra một số hỗ trợ cho giá WTI.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 497.000 thùng trong tuần tính tới ngày 14/12/2018, ít hơn so với dự đoán giảm 2,4 triệu thùng của giới phân tích. Đây là tuần sụt giảm thứ 3 liên tiếp.
Dự trữ sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và dầu đốt, giảm 4,2 triệu thùng, so với dự đoán tăng 573.000 thùng. Nhu cầu sản phẩm chưng cất tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2003.
Nguồn: VITIC/Reuters