Giá dầu Mỹ tăng trong bối cảnh hoạt động khoan dầu ở Mỹ giảm, nhưng những lo ngại kéo dài về tăng trưởng kinh tế yếu hơn tại một số nền kinh tế chủ chốt đã hạ chế đà tăng của giá dầu.
Dầu thô WTI giao sau ở mức 51,35 USD/thùng, tăng 0,3% hay 15 US cent so với đóng cửa phiên trước đó. Dầu thô Brent kỳ hạn chưa được giao dịch.
Ngân hàng ANZ cho biết “bất chấp thỏa thuận của OPEC và Nga giảm sản lượng thêm 1,2 triệu thùng/ngày tại cuộc họp gần đây của OPEC, giá giảm do thị trường đợi bằng chứng rằng việc cắt giảm sẽ cân bằng thị trường”. “Thậm chí số giàn khoan sụt giảm cũng không thể xua tan lo ngại này”.
Theo công ty dịch vụ Baker Hughes, các nhà khoan dầu Mỹ đã giảm 4 giàn khoan trong tuần tính tới ngày 14/12/2018 xuống 873 giản, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10/2018.
OPEC và các đồng minh của họ dẫn đầu là Nga đã đồng ý giảm sản lượng từ tháng 1/2019, trong đó OPEC giảm 0,8 triệu thùng/ngày còn các đồng minh ngoài OPEC giảm 0,4 triệu thùng, kết quả sẽ được xem xét tại cuộc họp trong tháng 4/2019.
Stephen Innes, giám đốc giao dịch Châu Á Thái Binh Dương tại công ty môi giới kỳ hạn Oanda, Singapore cho biết “các thị trường dầu đang vật lộn để định hướng sau OPEC với các thương nhân đang theo dõi tiêu đề và số lượng tồn kho của Mỹ để đánh giá sản lượng dầu đá phiến”. “OPEC càng cố gắng cắt giảm thêm nguồn cung và thúc đẩy giá cao hơn cánh cửa càng mở rộng cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ”.
Những lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng suy yếu tại các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc và Châu Âu cũng làm giảm tâm lý trên thị trường dầu mỏ và các tài sản khác.
Lượng dầu tiêu thụ của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc giảm trong tháng 11/2018 so với tháng 10/2018, cho thấy nhu cầu dầu đang giảm đi, trong khi sản lượng công nghiệp của nước này tăng ít nhất trong gần 3 năm do kinh tế tiếp tục mất đà.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của Pháp bất ngờ giảm thành thu hẹp trong tháng này, sụt giảm từ tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 4 năm, lĩnh vực tư nhất của Đức mở rộng chậm nhất 4 năm trong tháng 12/2018.
Nguồn: VITIC/Reuters