Truyền thông không chỉ đi trước mà còn đi cùng, đi sau trong mọi hoạt động của doanh nghiệp

Ngày 10/9 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức Hội nghị công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp lần thứ II – 2022 nhằm đánh giá kết quả 3 năm và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 281-NQ/ĐU ngày 15/5/2019 của Đảng ủy Tập đoàn.

Đến dự Hội nghị có đồng chí Đinh Văn Thuần, Phó Vụ Trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Về phía đơn vị tư vấn có ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Công ty Truyền thông Lê; Nhà báo Nguyễn Như Phong, Chủ tịch Công ty CP Năng lượng Việt; ông Vũ Đức Trí Thể - Giám đốc giải pháp Học viện quản lý Pace.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Cùng dự còn có các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, các đồng chí Thường trực Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, lãnh đạo Hội Dầu khí, Đại diện Ban Liên lạc hưu trí Tập đoàn, lãnh đạo các Ban/Văn phòng Tập đoàn; các đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Tổng giám đốc, Viện trưởng, Hiệu trưởng, Lãnh đạo cấp Phó phụ trách công tác truyền thông, văn hóa doanh nghiệp, cán bộ phụ trách tuyên giáo, truyền thông, văn hóa Doanh nghiệp tại các đơn vị thuộc Tập đoàn.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Đỗ Chí Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hoá doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Ba năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Tập đoàn), Nghị quyết 281-NQ/ĐU ngày 15/5/2019 của Đảng ủy Tập đoàn về công tác truyền thông và văn hoá doanh nghiệp (gọi tắt là Nghị quyết 281) đã được cả hệ thống chính trị Tập đoàn triển khai, thực hiện với quyết tâm cao; tất cả các nhiệm vụ đều đã được triển khai với việc áp dụng hiệu quả bốn nhóm giải pháp Nghị quyết đề ra.

Đồng bộ và nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, Tập đoàn đã đưa nội dung, nội hàm của Nghị quyết vào Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ III. Hằng năm, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy, Ban Chỉ đạo Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam duy trì kiểm tra/giám sát việc thực hiện Nghị quyết đã tác động, tạo chuyển biến tích cực trong toàn hệ thống.

Truyền thông sâu rộng, hiệu quả

Trong toàn Tập đoàn hiện có: 04 tạp chí, 14 bản tin, chuyên san và 97 trang tin điện tử, website nội bộ với hơn 100 lãnh đạo phụ trách, cán bộ, chuyên viên được phân công làm công tác truyền thông. Tập đoàn đã nâng cấp cải tiến và đổi mới phương pháp quản lý, vận hành giúp cho Cổng thông tin điện tử Tập đoàn, các tạp chí, bản tin, website, trang thông tin nội bộ của đơn vị thu hút hàng vạn lượt truy cập, với thông tin phong phú về cả nội dung và hình thức. Các nội dung thông tin đã gắn truyền thông nội bộ với xây dựng văn hóa doanh nghiệp để từ đó làm tốt công tác tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, người lao động góp phần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị toàn Tập đoàn. Đặc biệt năm 2020 và 2021, công tác truyền thông nội bộ đã kịp thời khơi gợi được sự thấu hiểu, chia sẻ của cán bộ, người lao động với những khó khăn của Tập đoàn và đồng sức, đồng lòng cùng với Tập đoàn thực hiện các chủ trương lớn vượt qua cuộc “khủng hoảng kép”.

Hoạt động truyền thông công chúng có nhiều bước phát triển, hằng năm có khoảng 8.000 lượt tin, bài tích cực được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung truyền thông được chú trọng vào các chuyên đề/ nhóm vấn đề gắn với nhu cầu, hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị tạo dư luận góp phần đẩy nhanh việc tháo gỡ cơ chế, chính sách. Tổ chức hoạt động maketing và quảng bá thương hiệu Petrovietnam, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm chiến lược của nền kinh tế; Kịp thời nắm bắt và xử lý các sự cố/ khủng hoảng truyền thông, giảm thiểu tối đa các thông tin xấu độc bất lợi; Đẩy mạnh khai thác tính năng của mạng xã hội, các công cụ truyền thông, thiết bị kỹ thuật số; tổ chức truyền thông và phát triển các trang fanpage đã đăng tải hàng vạn lượt tin, bài; thu hút hàng triệu lượt bạn đọc truy cập và hơn 340.000 người thường xuyên theo dõi.

Tập đoàn chủ động hợp tác với các kênh thông tin đối ngoại, cung cấp thông tin chính xác kịp thời không để ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh của Tập đoàn và các đơn vị cũng như ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các báo chí hợp tác có phiên bản tiếng nước ngoài, báo nước ngoài có đại diện tại Việt Nam về hoạt động hợp tác quốc tế của Tập đoàn; Phối hợp với Tạp chí Năng lượng mới xây dựng chuyên mục Năng lượng Quốc tế nhằm bổ sung nội dung kênh tuyên truyền về hoạt động hợp tác quốc tế.

Chung sức tái tạo Văn hóa Petrovietnam

Trong công tác triển khai tái tạo Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam, Tập đoàn đã thống nhất chỉ đạo, hoàn thiện, triển khai thực hiện các quy định mang tính hệ thống trong toàn Tập đoàn. Lãnh đạo/người đứng đầu từ Tập đoàn đến các đơn vị nêu cao tinh thần gương mẫu trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai văn hóa doanh nghiệp của Nghị quyết đề ra. Hội đồng thành viên phê duyệt Đề án tái tạo văn hoá Petrovietnam (Đề án) và thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án; đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV là Trưởng Ban chỉ đạo, đồng chí Tổng giám đốc là Phó ban Thường trực thể hiện sự quyết tâm, ghi dấu mốc quan trọng trong thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

Tập đoàn đã xây dựng Sổ tay văn hóa Petrovietnam, Nhãn hiệu của Tập đoàn, ban hành Hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm thống nhất sử dụng hình ảnh nhận diện thương hiệu của Tập đoàn.

Công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp có nhiều nét mới, đa dạng, kết hợp truyền thông nội bộ, truyền thông công chúng, tạo ảnh hưởng đa chiều đối với CBCNV, NLĐ Tập đoàn. Thông qua các cuộc thi, các đợt sinh hoạt, kỷ niệm được tổ chức rộng khắp tại các đơn vị, các đoàn thể đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa Petrovietnam.

Công tác đào tạo được chú trọng triển khai đáp ứng kế hoạch đề ra; đã tạo sự đồng bộ trong nhận thức về vai trò văn hóa doanh nghiệp dẫn đến chuyển biến hành vi theo hướng chuyên nghiệp, tích cực.

Tập đoàn đã chỉ đạo tu sửa, chỉnh trang, phát huy giá trị các khu lưu niệm trong toàn Tập đoàn; chỉ đạo công tác chỉnh trang, tu bổ “Khu lưu niệm công trình khai thác Dầu khí đầu tiên tại Việt Nam” ở Tiền Hải, Thái Bình.

Các hoạt động nhân các sự kiện của đất nước, của Tập đoàn, đơn vị, lấy trọng tâm là kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Tập đoàn (03/9/2020), 60 năm Ngày truyền thống Ngành Dầu khí (27/11/2021) được tổ chức phong phú, linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đã tôn vinh các giá trị truyền thống, khơi gợi niềm tự hào của thế hệ người Dầu khí hôm nay. Đợt sinh hoạt chuyên đề thực hiện phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” đã tạo môi trường làm việc lành mạnh, tăng tính gắn kết, chia sẻ. Thông qua công việc cụ thể hằng ngày, các giá trị văn hóa được hình thành: văn hóa thực thi công việc, văn hóa ứng dụng công nghệ, văn hóa chuyển đổi số, văn hóa hiệu quả, văn hóa phối hợp, văn hóa trong các hoạt động tập thể, văn hóa thượng tôn pháp luật chuyển biến tích cực.

Trên cơ sở các đơn vị đã tiến hành xây dựng mới hoặc cập nhật, hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của đơn vị; đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, thống nhất mục tiêu, chung tầm nhìn, phối hợp hỗ trợ tạo thành khối đoàn kết thống nhất; Tiến hành đào tạo cho toàn thể CBCNV thực hiện theo mô hình phát triển năng lực chuyên môn, năng lực văn hóa, năng lực lãnh đạo, các kỹ năng bổ trợ, xây dựng không gian đọc sách, xây dựng văn hóa học tập, thúc đẩy tinh thần tự học, tự đào tạo.

Các nội dung Văn hóa Petrovietnam được tuyên truyền đậm nét trên website, fanpage của Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Hoạt động nghĩa tình Dầu khí được tổ chức thường xuyên. Phong trào thi đua thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được tổ chức công đoàn các cấp triển khai thiết thực. Đoàn Thanh niên Tập đoàn tổ chức nhiều hoạt động thể hiện tính chuyên nghiệp, lan tỏa những giá trị Văn hóa Petrovietnam như “Hành trình Mùa xuân từ những giếng dầu”; hoạt động giáo dục truyền thống thể hiện niềm tự hào, tình cảm, sự gắn bó của thế hệ trẻ với đơn vị, với Tập đoàn. Hội Cựu chiến binh Tập đoàn tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, thành lập CLB Dầu khí Trường Sa, tổ chức các hoạt động chăm lo hội viên, người lao động là thương binh, thân nhân liệt sỹ. Ban liên lạc Hưu trí Tập đoàn là cầu nối thông tin về hoạt động của Tập đoàn cho các thành viên, tham gia xây dựng các giá trị chung của văn hóa Petrovietnam, tạo mối liên hệ, gắn kết giữa Tập đoàn và cán bộ hưu trí.

Sau 3 năm triển khai thực hiện, cả hệ thống chính trị Tập đoàn đều ý thức và thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác truyền thông có trọng tâm, trọng điểm, được triển khai đồng bộ, sâu rộng, xuyên suốt; các phương thức truyền thông rất phong phú, đa dạng. Công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp được triển khai sâu rộng trong toàn Tập đoàn. Tập đoàn được công nhận là một trong 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh theo bộ tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, lần đầu tiên xét công nhận tại Việt Nam (2021).

Truyền thông và tái tạo văn hóa Petrovietnam gắn với các mục tiêu SXKD

Kết quả rõ nét nhất là các hoạt động truyền thông và tái tạo văn hóa Petrovietnam được lồng ghép thực hiện gắn với các mục tiêu kế hoạch SXKD và Chiến lược phát triển của Tập đoàn, thể hiện rõ tinh thần “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” trong từng hoạt động. Việc triển khai thực hiện phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” tạo bước đột phá trong thực hiện Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam. Việc xây dựng lại hình ảnh người lao động Dầu khí - Ngành Dầu khí, triệt để xử lý khủng hoảng truyền thông, tận dụng cơ hội truyền thông tới các cấp, các ngành, từ trung ương tới địa phương; qua đó đã góp phần tạo nhận thức đúng đắn và tình cảm tốt đẹp của các thế hệ người lao động Dầu khí, sự đồng thuận của xã hội, sự ghi nhận, đánh giá cao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của Tập đoàn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhờ đó, thương hiệu, uy tín của Tập đoàn được nâng cao, hình ảnh Petrovietnam được cải thiện so với thời gian trước khi có Nghị quyết, tạo niềm tin, khí thế mới trong CBCNV, NLĐ Dầu khí; thúc đẩy cải cách thể chế đối với hoạt động dầu khí, tạo điều kiện để Tập đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, để kịp thời ứng phó và vượt qua những thách thức đòi hỏi công tác lãnh đạo nhiệm vụ truyền thông và văn hoá doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn phải tập trung giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Với các quan điểm nhất quán, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết 281 và Kế hoạch 3623/KH-DKVN ngày 03/7/2019 của Tổng giám đốc Tập đoàn về công tác truyền thông và văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở bám sát Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Triển khai Kết luận này gắn với Kế hoạch số 172-KH/ĐU ngày 08/11/2021 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và một số chủ trương, nhiệm vụ khác của Đảng liên quan đến xây dựng con người mới; Cả hệ thống chính trị cần điều chỉnh, quán triệt phương châm truyền thông không chỉ đi trước mà còn đi cùng, đi sau trong mọi hoạt động của doanh nghiệp; gắn công tác truyền thông với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và công tác an sinh xã hội. Tái tạo văn hóa Petrovietnam nhằm củng cố văn hóa nền tảng, tạo hiệu quả với 7 thói quen, làm giàu bản sắc Petrovietnam để Tập đoàn có tầm vóc lớn hơn, xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:


Các đồng chí chủ trì Hội nghị


Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Các đại biểu dự Hội nghị

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng dẫn dắt Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Phó Tổng Giám đốc Đỗ Chí Thanh trình bày báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 281

Trưởng Ban TT&VHDN Trần Quang Dũng quán triệt Kết luận 234 của Đảng uỷ Tập đoàn về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 281

Tại hội nghị, dưới sự điều hành của đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Tập đoàn, đại diện các đơn vị BSR, PVOIL, PVCFC, PVTrans, PVFCCo, PETROCONs... đã có các bài trình bày tham luận với những góc nhìn khác nhau về công tác truyền thông, văn hoá tại đơn vị. Các tham luận đều nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng, có tính sống còn của văn hoá đối với sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt, không đầu tư cho văn hoá có thể làm chậm, kéo tụt, thậm chí khiến một doanh nghiệp suy yếu, hạn chế tính cạnh tranh, dẫn tới đổ vỡ. Nhưng nếu một doanh nghiệp có nền tảng văn hoá sẽ góp phần tạo sức mạnh nội lực, giúp doanh nghiệp đó trụ vững, vượt qua sóng gió.


Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch HĐQT BSR trình bày tham luận

Ở Công ty CP Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), văn hoá doanh nghiệp được xây dựng với phương châm phải làm sao “tự nhiên như hơi thở” như bản năng, để người lao động tự cảm nhận, hoà mình vào văn hoá chung. Kế thừa và phát huy những giá trị được hình thành từ quá khứ đến hiện tại và phát triển trong tương lai, lãnh đạo BSR đã thống nhất lựa chọn, triển khai xây dựng văn hóa BSR với 5 giá trị cốt lõi: “Chính trực - Chuyên nghiệp - Đoàn kết - Sáng tạo - Hiệu quả”. Tạo ra một hệ giá trị cốt lõi giống như xây dựng một “hệ điều hành” chuẩn mực, đào tạo. Từ đó trau dồi cho anh em cán bộ công nhân viên sống cư xử làm việc theo hệ quy chiếu, tạo thành bản năng văn hoá trong mỗi con người. Hệ quy chiếu ấy là thước đo để mọi người ứng xử dựa trên các nguyên tắc đồng thuận chung bằng văn hoá, tri thức; dựa trên sự tôn trọng quy trình, tôn trọng quy chế, kỉ luật, tôn trọng mỗi cá nhân trong tập thể. Quan điểm quản trị của lãnh đạo ở BSR là tập trung vào phát triển con người, xây dựng văn hoá ở từng cá nhân thành bản năng, thành phản xạ văn hoá không điều kiện. Sau đó sẽ gắn kết từng cá nhân để hình thành văn hoá doanh nghiệp đặc trưng. Khi nền tảng văn hoá tốt thì tất cả hành xử sẽ tự vào nề nếp, giống một hệ thống bánh răng tự ăn khớp với nhau. Đó là cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở BSR.


Tổng Giám đốc PVCFC Văn Tiến Thanh trình bày tham luận

 Nhằm đảm bảo tính bền vững và thực chất của VHDN, PVCFC đã tiến hành xây dựng VHDN theo các nguyên tắc khá đặc biệt. Thứ nhất, không chỉ từ trên xuống mà còn từ dưới lên, tức mỗi thành viên PVCFC là một nhân tố kiến tạo văn hóa, không chỉ là nhân tố thụ hưởng văn hóa. Thứ hai, không chỉ từ ngoài vào mà còn từ trong ra. Tức mỗi thành viên sẽ ý thức tự thay đổi mình trước hết, tự mỗi thành viên sẽ thay đổi từ niềm tin, bản tính và giá trị ở sâu bên trong con người cho đến thay đổi về hành vi và thái độ bên ngoài. Nói cách khác, hành trình kiến tạo văn hóa là hành trình “từ triết lý sống của cá nhân đến Văn hóa chung của tổ chức”. Kế đến, PVCFC nhất quán rằng, không chỉ tập trung vào phần lá, cành, thân, mà còn kiến tạo từ phần gốc rễ và cả đất nữa. Nghĩa là, trong xây dựng VHDN không chỉ tập trung vào văn hóa bản sắc mà quên đi phần văn hóa nền tảng để làm bệ đỡ, làm môi trường sống cho văn hóa bản sắc. Với những nguyên tắc trên, cùng với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện, PVCFC đã đạt những kết quả tích cực trong xây dựng VHDN những năm qua.


Chủ tịch HĐQT PVOIL Cao Hoài Dương trình bày tham luận

Với đặc thù là đơn vị kinh doanh xăng dầu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhiều đối tượng khác nhau và ngân sách cho hoạt động truyền thông còn hạn hẹp, PVOIL đưa ra những giải pháp, cách thức truyền thông phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có và luôn tư duy sáng tạo để có được chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất có thể; kết hợp tối đa các phương thức truyền thống và hiện đại. Công tác truyền thông tại PVOIL được sự chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, theo kế hoạch thống nhất; có sự kết nối giữa các phương thức, phương tiện truyền thông. Thông tin nhất quán, có sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Tổng công ty và sự phối hợp của các Ban, Văn phòng Tổng công ty, các đơn vị trong toàn hệ thống. PVOIL đã thực hiện đồng bộ nhận dạng thương hiệu trong toàn hệ thống: trang trí CHXD, đồng phục nhân viên và cửa hàng trưởng. Nhận dạng tên thương hiệu: đẹp, dễ nhận diện, dễ phân biệt với các đối thủ. Slogan “Đường xa thêm gần”/“Let miles be smile”: ấn tượng, ngắn gọn, dễ nhớ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, với việc sở hữu gần 650 cửa hàng xăng dầu (CHXD), 29 kho xăng dầu phân bổ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, hơn 100 xe bồn và 06 sà lan, PVOIL tận dụng lợi thế này trong công tác truyền thông. Mỗi CHXD, kho xăng dầu, xe bồn, sà làn đều được tận dụng như là một điểm truyền thông, quảng cáo cho thương hiệu PVOIL bằng các nội dung gắn với thương hiệu doanh nghiệp.


Chủ tịch HĐQT PVTrans Phạm Việt Anh trình bày tham luận

Tại Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans), các giá trị văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được tạo dựng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng giai đoạn, điều kiện cụ thể và có tính lịch sử. Trong hành trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp tại PVTrans, cũng như suốt quá trình xây dựng và phát triển, tái tạo VHDN của mình, PVTrans đúc rút ra các bài học để tạo dựng VHDN là: Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, nhất quán bằng văn bản, quy chế, quy định từ trên xuống dưới. Thứ hai, phải tập trung vào nhận thức. Thứ ba, xây dựng VHDN là một quá trình rất dài và không chỉ là nhận thức của một cá nhân mà phải là của cả một cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện văn hóa doanh nghiệp không nên quá ôm đồm, vì khi nói đến Văn hoá là nói đến bản sắc, sự đặc trưng, sự khác biệt. Đặc biệt, trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì tính gương mẫu của những người đứng đầu rất quan trọng. VHDN là cả một tập thể nhưng vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, bởi họ có quyền lực trong tay, tiếng nói có trọng lượng lớn, vai trò của họ trong tổ chức thực hiện cũng rất lớn.


Đồng chí Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc PETROCONs trình bày tham luận

Trong thời gian qua Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo và CBCNV người lao động PETROCONs vẫn duy trì được mối đoàn kết, luôn cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn giao cho hàng năm cũng như kế hoạch của Tổng công ty đề ra. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua việc được Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho phép khởi động lại dự án NMNĐ Thái Bình 2. Với quyết tâm cao nhất của tập thể lãnh đạo và CBCNV PETROCONs là: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn quyết tâm hoàn thành mục tiêu phát điện đúng tiến độ của nhà máy… tới thời điểm hiện tại nhà máy đã hoàn thành cơ bản các hạm mục chính, đã thực hiện thành công hòa lưới điện bằng than Tổ máy số 1, đây là dấu mốc quan trọng để nhà máy có thể bắt đầu quá trình chạy thử tải nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tiến tới phát điện thương mại Tổ máy số 1 vào cuối tháng 11/2022, đồng thời thành công trong việc đốt dầu tổ máy số 2, dự án đang dần về đích. Đây là niềm vui của toàn thể CBCNV, Người xây lắp dầu khí đối với một dự án trọng điểm đã từng bị dừng giãn tiến độ. Điều đáng tự hào là với quyết tâm đồng thuận vượt khó và phương châm hành động "Đoàn kết - kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả" được cụ thể thoá trong công việc đến nay tình hình tư tưởng đội ngũ cán bộ người lao động đã đi vào ổn định, tạo ra không khí làm việc sôi nổi hào hứng trong toàn thể cán bộ và người lao động Tổng công ty.


Chủ tịch HĐQT PVFCCo Hoàng Trọng Dũng trình bày tham luận

Việc khéo léo sử dụng các công cụ truyền thông nội bộ, truyền thông công chúng thông qua việc kết hợp các phương tiện truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại, số là một phương thức triển khai công tác truyền thông giúp mang lại hiệu quả cao của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo). Cụ thể như, bộ công cụ truyền thông nội bộ: Bản tin tại các tòa nhà, canteen, email, zalo: hoạt động với tần suất từ 1-2 lần/ngày. Bộ công cụ truyền thông số: website, fanpage, youtube và zalo OA, hiện có nội dung cập nhật thường xuyên, bổ ích, tương tác lớn, tích hợp cả tiếp thị và truyền thông. PVFCCo có quan hệ thường xuyên, chặt chẽ, thường xuyên đăng tải nội dung truyền thông với đa dạng hình thức (bài viết, infographic, clip...) với hầu hết các báo chí lớn, quan trọng (báo viết, báo điện tử, đài truyền hình, phát thanh ...) trên cả nước, thường xuyên đăng tải thông tin tích cực về PVFCCo (bình quân 1 tuần/1 nội dung mới). Đồng thời, các công cụ truyền thông của Tập đoàn, Hội Dầu khí cũng hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác, công cụ truyền thông của PVFCCo. PVFCCo cũng đã thiết lập hệ thống nguồn thông tin thông suốt, liên tục từ các đơn vị, bộ phận liên quan trong nội bộ; bộ phận đầu mối về truyền thông tiếp nhận, phân loại, phân tích, biên tập, sử dụng thông tin phù hợp với từng thời gian, tính chất..., đồng thời, bảo mật thông tin theo quy định, dự phòng các phương án xử lý rủi ro để ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông.


Đồng chí Vũ Mai Khanh, Phó Tổng Giám đốc Vietsovpetro trình bày tham luận

Công tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, làm nền tảng phát huy sức mạnh của toàn đơn vị. Việc triển khai công tác TT&VHDN tại Vietsovpetro đến nay đang được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, nhất quán đến tất cả các Đảng bộ Cơ sở, Chi bộ, từng phòng ban Bộ máy điều hành (BMĐH) và các đơn vị thành viên; từ đó làm cơ sở, nền tảng để Vietsovpetro tiếp tục phát triển, tái tạo, gìn giữ và lan toả các giá trị văn hóa đặc trưng, để VHDN luôn song hành cùng hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị. Trong thời gian tới, Vietsovpetro xác định sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức hội thảo, các khóa đào tạo, các buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác TT&VHDN đến toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, các cán bộ làm công tác truyền thông. Kế hoạch truyền thông, triển khai VHDN được xây dựng theo từng giai đoạn, căn cứ tình hình thực tế để có lộ trình phù hợp, nhất quán, thường xuyên với quyết tâm cao và nêu gương, truyền cảm hứng từ các cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới từng CBNV-NLĐ, gắn công tác TT & VHDN với nhiệm vụ chung của toàn đơn vị.


Đồng chí Lê Quốc Vinh, Giám đốc Công ty truyền thông Lê phát biểu

TS. Vũ Đức Trí Thể, Học viện PACE phát biểu

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Đánh giá công tác TT&VHDN tại Tập đoàn trong 3 năm qua, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng khẳng định công tác TT&VHDN đã góp phần lấy lại niềm tin, hình ảnh, uy tín của Tập đoàn qua giai đoạn khó khăn, cổ vũ, động viên tinh thần người lao động, góp công, góp sức đưa Tập đoàn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng ghi nhận, biểu dương cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức đoàn thể đã đóng góp vào kết quả chung trong thời gian vừa qua, đặc biệt biểu dương hệ thống cán bộ làm công tác TT&VHDN trong toàn Tập đoàn với hạt nhân là Ban TT&VHDN đã hết sức sáng tạo, khắc phục khó khăn trong tham mưu, triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện để đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Khẳng định việc triển khai hiệu quả công tác TT&VHDN sẽ là động lực thúc đẩy trong mọi mặt hoạt động của Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng yêu cầu, trong thời gian tới, các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị phải chú ý trong công tác tổ chức, dành nguồn lực thích đáng kể cả về mặt con người, kinh phí, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động để triển khai nhiệm vụ trong công tác TT&VHDN. Các đơn vị trong Tập đoàn bên cạnh việc tiếp tục triển khai Đề án Tái tạo Văn hóa Petrovietnam còn phải tiếp tục xây dựng, củng cố bản sắc riêng của từng đơn vị phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn hoạt động của mình.


Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu tổng kết Hội nghị

Sau khi nghe các ý kiến tham luận, trao đổi tại Hội nghị và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định Tập đoàn đã và đang đi đúng hướng trong công tác TT&VHDN. Công tác này đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Petrovietnam, nâng cao và bảo đảm lợi ích, quyền lợi của người lao động trong toàn Tập đoàn.

Tuy nhiên để tạo sự sắc sảo trong truyền thông, định hình bản sắc trong văn hóa, chặng đường phía trước cần sự nhất quán, kiên trì, bền bỉ từ Tập đoàn đến các đơn vị. Để công tác TT&VHDN hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu đề ra, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị toàn Tập đoàn phải tập trung khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, nêu cao vai trò của người đứng đầu, phân công rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận, tổ chức; Xác định, nhận thức TT&VHDN là giải pháp quan trọng trong phát triển bền vững doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc yêu cầu Ban TT&VHDN Tập đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hoàn thiện hệ thống quản trị trong triển khai TT&VDHN bao gồm các định hướng lớn, việc phân công trách nhiệm trong tổ chức thực hiện công tác TT&VHDN giữa Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Qua đó, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch, lộ trình để triển khai công tác TT&VHDN trong toàn Tập đoàn gắn với giá trị cốt lõi “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình” và phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” đồng bộ với chiến lược phát triên của Tập đoàn; Tiếp tục triển khai đồng bộ công tác TT&VHDN kết hợp hiệu quả, chất lượng với các hoạt động khác, đặc biệt với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng tin tưởng việc triển khai và thực hiện thành công công tác TT&VHDN, đặc biệt là là Đề án Tái tạo Văn hoá Petrovietnam, sẽ tạo động lực thúc đẩy, tăng thêm niềm tin trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, người lao động Dầu khí để tiếp tục xây dựng và phát triển bền vững Petrovietnam.

Một số hình ảnh bên lề Hội nghị:


Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự hội nghị




Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị

Đồng chí Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự hội nghị


Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Thập trao đổi với đại biểu tham dự Hội nghị




Petrovietnam tổ chức Hội nghị Truyền thông và Văn hoá doanh nghiệp lần thứ II - 2022
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP