OPEC+ đang thảo luận khả năng chỉ họp Ủy ban giám sát (JMMC) vào ngày 28/04 sắp tới, thay cho cuộc họp toàn thể cấp bộ trưởng OPEC+ bởi lý do một số quốc gia thành viên đang kỷ niệm tháng lễ Ramadan.
Dự kiến sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch tăng sản lượng khai thác đã được thông qua hồi tháng 3. Tính toán trên cơ sở số liệu dự báo cung/cầu của OPEC, IEA cho thấy, cung dầu thô thế giới vượt nhẹ cầu trong quý II, sau đó giảm về trạng thái cân bằng trong quý 3 và thâm hụt 1,4 triệu bpd trong quý 4. Đến cuối năm, nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ tăng lên xấp xỉ mức trước khủng hoảng 99,45 triệu bpd. Tỷ lệ tuân thủ hạn ngạch cắt giảm OPEC+ trong tháng 3 vừa qua theo số liệu sơ bộ ở mức 113%, không thay đổi so với tháng 2, trong đó, các nước khối OPEC – 124%, khối non-OPEC – 93%.
Biểu đồ dưới đây cho thấy nhu cầu dầu Quí 2/2021 khoảng 95 triệu thùng/ngày, Quí 4 dự kiến đạt 99,5 triệu thùng/ngày. Nhu cầu đạt trên 100 triệu thùng/ngày vào thời điểm nhà máy lọc dầu của Saudi bị tấn công và Soleimani bị ám sát vào cuối năm 2019.
EIA dự báo, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp thế giới năm 2021 tăng 4,6% sau khi sụt giảm 4% năm 2020, như vậy, nhu cầu sẽ cao hơn 0,5% so với năm 2019, trong đó, dầu thô vẫn ở mức thấp hơn khoảng 3%, nhưng khí đốt tăng 3,2%, NLTT tăng mạnh +8% lên 8.300 TWh. Đáng lưu ý, nhu cầu Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang tăng, trong khi Mỹ và EU vẫn dự báo giảm. Giảm mạnh nhất là dầu thô (Mỹ -0,8 triệu bpd, EU -0,4 triệu bpd) và than. Ngược lại, Trung Quốc có kế hoạch tăng sử dụng than lên gần 2,2 tỷ tấn như nguồn năng lượng giá rẻ để đáp ứng nhu cầu năng lượng, chiếm tới 55% tăng trưởng tiêu thụ than toàn cầu trong năm 2021.
Sơ đồ sau thể hiện thay đổi tỷ trọng nhu cầu các loại nhiên liệu gồm dầu, than, khí đốt, NLTT, hạt nhân,... theo từng nước chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU và các nước còn lại năm 2021 so với 2019.
Viễn Đông
Nguồn: petrotimes.vn