English

Thị trường dầu mỏ thế giới: Nguy cơ dư cung có tái diễn?

IEA ước tính tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ ngoài OPEC có thể lên đến 2,3 triệu thùng/ngày vào năm tới, do sản lượng từ Mỹ, Brazil, Na Uy và Guyana tăng mạnh.


Cơ sở lọc dầu Abqaiq của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN


Thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới nhất của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đối tác (còn gọi là nhóm OPEC+) hướng tới mục tiêu cuối cùng là giảm nguồn cung và kéo giá “vàng đen” tăng lên thông qua việc thuyết phục các thành viên tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ cắt giảm của mình.

Tuy nhiên, giới phân tích thị trường năng lượng nhận định rằng sự bình ổn trên thị trường dầu mỏ có thể chỉ duy trì tạm thời, hay nói cách khác “triển vọng sáng” của thị trường dầu thô không thể khỏa lấp viễn cảnh u ám trong giai đoạn nửa sau năm 2020.

Đồng thuận hạn chế nguồn cung

Theo thỏa thuận, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày, trong khi Saudi Arabia (A-rập Xê-út) cam kết cắt giảm tự nguyện thêm 400.000 thùng/ngày, nâng tổng sản lượng cắt giảm của liên minh này này từ 1,2 triệu thùng/ngày lên 2,1 triệu thùng/ngày. Tuyên bố của OPEC+ khẳng định việc điều chỉnh sản lượng sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 và được thực hiện đầy đủ dựa trên nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.

Như vậy, quyết định cuối cùng của OPEC+ đã vượt sự mong đợi ban đầu của bản thân Riyadh và thị trường “vàng đen”. Đối với các thị trường dầu mỏ, thỏa thuận mới chắc chắn sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy tâm lý giới đầu tư trong ngắn hạn và giúp ngăn chặn nguy cơ lấp đầy các kho dự trữ mới trong giai đoạn quý I/2020. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong dài hạn?

Trên thực tế, triển vọng thị trường “vàng đen” vẫn chưa vượt qua được những thách thức lâu dài. Không nhiều người tin rằng các quốc gia như Iraq, Nigeria hay thậm chí là Nga sẽ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng một cách triệt để. Các nhà phân tích năng lượng tại Redburn Ltd. cho biết, mức cắt giảm bổ sung được đề xuất trên thực tế không làm thay đổi nhiều cán cân năng lực sản xuất vì rất nhiều thành viên OPEC vẫn thực hiện những cam kết của mình thấp hơn ngưỡng thực tế.

Điều quan trọng nhất mà thị trường dầu mỏ sẽ phải tìm lời giải đáp là dự đoán lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC sẽ được bơm ra thị trường bao nhiêu vào năm 2020, và làm thế nào kéo giá dầu lên trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” toàn cầu đang thấp hơn dự kiến.

Bên cạnh đó, thị trường vẫn tồn tại những khoảng “thời gian trễ” nhất định khi việc cắt giảm sản lượng hiện tại của OPEC+ sẽ được xem xét lại vào cuối tháng 3/2020. Câu hỏi đặt ra là Saudi Arabia - quốc gia giữ vai trò dẫn dắt OPEC - có thể gánh vác gánh nặng cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong bao lâu.

Nguy cơ dư cung có tái diễn?

Đáng chú ý, một “làn sóng” dầu thô mới được dự báo sẽ bơm vào thị trường trong năm 2020. Một loạt các dự án khai thác mới tại Na Uy, Brazil và Mỹ sẽ khiến thị trường “vàng đen” một lần nữa đứng trước nguy cơ nguồn cung vượt xa nhu cầu.

Chia sẻ quan điểm này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ ngoài OPEC có thể lên đến 2,3 triệu thùng/ngày vào năm tới, so với mức 1,8 triệu thùng/ngày của năm 2019 với lý do sản lượng từ Mỹ, Brazil, Na Uy và Guyana tăng mạnh.


Một giếng dầu ở tỉnh Hasakah, Syria, ngày 5/11/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng phân tích thị trường Wood Mackenzie, sản lượng dầu thô từ mỏ Johan Sverdrup của Na Uy đã bắt đầu đưa vào khai thác sớm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu vào tháng 10/2020 và có thể sản xuất tới 660.000 thùng/ngày trong giai đoạn cao điểm.

Ngoài ra, các mỏ dầu mới của Brazil sẽ khiến sản lượng dự kiến của nước này tăng tới 24% lên 3,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Do đó, mức cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày của OPEC+ thực tế cũng không giúp ích gì nhiều cho triển vọng sau quý II/2020 khi thị trường còn tồn tại tình trạng dư cung quá lớn.

Vì vậy, Saudi Arabia hiện đứng giữa hai sự lựa chọn bất đắc dĩ. Một là tiếp tục chấp nhận chịu nhiều hơn phần sản lượng dầu mỏ bị cắt giảm, hoặc sẽ phải tìm mọi cách để gây sức ép buộc các đối tác chia sẻ gánh nặng này. Kế hoạch sản lượng mới của Saudi Arabia là 9,74 triệu thùng/ngày, có nghĩa là một lần nữa Riyadh phải chịu phần lớn gánh nặng cắt giảm.

Trong khi tất cả các nhà sản xuất dầu thô đều được hưởng lợi từ mức giá ổn định khi cắt giảm sản lượng, Saudi Arabia sẵn sàng “nhắm mắt làm ngơ” và hạn chế năng lực sản xuất của mình nhiều hơn mức cần thiết trong thỏa thuận vì những mục tiêu ngắn hạn.

Một điểm đáng chú ý là tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Aramco của Saudi Arabia vừa công bố mức định giá cuối cùng của đợt chào bán công khai cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Các chủ ngân hàng và giới đầu tư sẽ xem xét khả năng lợi nhuận của Aramco dựa trên kỳ vọng về cả giá dầu và khối lượng sản xuất.

IEA nhận định, với kế hoạch IPO của tập đoàn dầu khí Aramco và mục tiêu thúc đẩy ngân sách quốc gia, Saudi Arabia chắc chắn sẽ phải nỗ lực kéo giá dầu thô lên ít nhất trong giai đoạn đầu năm 2020.

Đánh giá về khía cạnh này, nhà phân tích Amrita Sen tại Energy Aspects cũng cho rằng Saudi Arabia sẽ phải bảo vệ giá dầu mà không làm thu hẹp quá mức thị trường vốn đã bị “thắt cổ chai”. Mục tiêu mới của tân Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdulaziz bin Salman, không nhất thiết là đẩy giá dầu lên cao hơn đột biến mà đặt nền tảng vững chắc và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn đầu năm 2020.

Có nhận định cho rằng, một khi Saudi Arabia đạt được các mục tiêu thu hút vốn của mình thông qua thương vụ này, Riyadh có thể sẵn sàng từ bỏ nỗ lực cân bằng thị trường dầu mỏ hiện nay và theo đuổi những kế hoạch sản lượng của riêng mình.

Khi đó, nếu các đối tác không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì Saudi Arabia cũng sẽ làm như vậy. Đây chính xác là kịch bản mà chính quyền Riyadh đã từng nghĩ tới nếu không thể đạt được sự đồng thuận với các đối tác. Rõ ràng, sự bình ổn trên thị trường dầu mỏ hiện nay chỉ là nhất thời và sẽ biến động trở lại khi các bên đạt được những mục tiêu của riêng mình./.

Việt Khoa (P/v TTXVN tại Cairo)
Nguồn: https://bnews.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP