English

OPEC không đủ sức ngăn giá dầu tăng lên mức 100 USD/thùng

Saudi Arabia, thủ lĩnh không chính thức của Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC), không có đủ khả năng để ngăn một cú sốc trên thị trường năng lượng - một số nhà phân tích nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC ngày 1/10, trong bối cảnh giới giao dịch dầu lửa dự báo giá dầu sẽ đạt mức 100 USD/thùng trước cuối năm nay.


"Chẳng ai muốn đầu cơ giá xuống vào lúc này, vì họ thừa hiểu rằng nguồn dầu xuất khẩu từ Iran sẽ ngày càng giảm xuống", nhà phân tích dầu lửa Stephen Brennock thuộc PVM Oil Associates nhận định.

Cuối tháng trước, Tổng thống Donald Trump kêu gọi OPEC nâng sản lượng để hãm đà tăng của giá dầu trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào đầu tháng 11. Song song với đó, ông Trump dự kiến áp đặt trừng phạt trở lại đối với ngành dầu lửa của Iran sau khoảng 5 tuần nữa. Ngoài ra, Mỹ đề nghị các quốc gia trên thế giới giảm nhập khẩu dầu từ Iran về 0 để gây sức ép buộc Tehran phải đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới.

Ban đầu, Trung Quốc từ chối lời kêu gọi ngừng nhập dầu Iran mà Mỹ đưa ra. Tuy nhiên, theo giới thạo tin, dưới sức ép mạnh từ chính quyền ông Trump, Trung Quốc giờ đây đã buộc phải đi leo lời kêu gọi này. Công ty lọc dầu quốc doanh Sinopec của Trung Quốc đã giảm một nửa lượng dầu nhập từ Iran trong tháng 9.

Việc Trung Quốc giảm mạnh việc mua dầu Iran sẽ là một đòn giáng mạnh vào Tehran, bởi quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC này có mức độ phụ thuộc ngày càng lớn vào khách hàng từ Trung Quốc giữa lúc khách hàng từ châu Âu và các quốc gia khác giảm mạnh mua dầu Iran để tránh chịu sự trừng phạt của Mỹ.

"Trong bối cảnh nguồn cung dầu từ Iran sụt giảm, sự chú ý sẽ được chuyển sang khả năng tăng sản lượng dầu của phần còn lại của thế giới, chính xác hơn là của Saudi Arabia", ông Brennock nhận định.

Cho đến gần đây, OPEC và các nước đối tác, gồm Nga, vẫn bị cho là không muốn hưởng ứng ngay lời kêu gọi tăng sản lượng mà ông Trump đưa ra. Tuy nhiên, hiện nay, Saudi Arabia được kỳ vọng sẽ bơm thêm tới 550.000 thùng dầu mỗi ngày trong 2 tháng tới.

Trước đây, Saudi Arabia từng tuyên bố có thể tăng sản lượng thêm tối đa 1,5 triệu thùng/ngày nếu thị trường đòi hỏi.

Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng Riyadh không có đủ khả năng bù đắp hoàn toàn cho sự gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu trong những tháng tới. "Thực tế này sẽ khiến Saudi Arabia không thể ngăn chặn được một cú sốc nguồn cung, và kết quả là sự tăng đột biến của giá dầu trong quý cuối năm", ông Brennock nhận định.

"Chúng ta đang bước vào một thế giới với lượng dầu tồn kho ít đi, công suất khai thác dự trữ ít đi, và ít sự bảo vệ hơn từ phía người mua", chiến lược gia trưởng John Driscoll thuộc JTD Energy Services nhận định. "Bởi vậy mà mức giá 100 USD/thùng càng có khả năng xuất hiện".

Vào lúc hơn 10h trưa ngày thứ Ba theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London đứng ở mức 85,02 USD/thùng, cách không xa mức đỉnh của 4 năm là mức 85,45 USD/thùng thiết lập trong phiên ngày thứ Hai. Từ mức đáy hồi tháng 8, giá dầu Brent đến nay đã tăng khoảng 20%.

Giá dầu WTI giao sau tại New York cùng thời điểm trên tăng 0,24 USD/thùng, tương đương tăng 0,3% so với đóng cửa phiên đầu tuần, đứng ở 75,54 USD/thùng.

Các chuyên gia cho rằng một khi được áp đặt trở lại vào ngày 4/11, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu lửa Iran sẽ ngay lập tức khiến lượng dầu xuát khẩu của nước này sụt giảm. Tuy nhiên, mức dự báo sụt giảm là rất khác nhau.

Một số nhà phân tích dự báo xuất khẩu dầu của Iran sẽ giảm 500.000 thùng/ngày sau khi biện pháp trừng phạt có hiệu lực. Bên cạnh đó cũng có những dự báo nói xuất khẩu dầu của nước này sẽ giảm 2 triệu thùng/ngày sau vài tháng nữa.

Bình Minh
Nguồn:http://vneconomy.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP