English

OPEC+ kéo dài đàm phán về kế hoạch sản lượng sau khi gặp bế tắc

OPEC+ sẽ nối lại các cuộc đàm phán trong ngày 5/1, sau khi các cuộc đàm phán về mức sản lượng dầu cho tháng 2/2021 đã rơi vào bế tắc vì quan điểm trái chiều giữa Saudi Arabia và Nga.


Một cơ sở khai thác dầu ở Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh (còn gọi là nhóm OPEC+) sẽ nối lại các cuộc đàm phán trong ngày 5/1, sau khi các cuộc đàm phán về mức sản lượng dầu cho tháng 2/2021 đã rơi vào bế tắc vì quan điểm trái chiều giữa Saudi Arabia và Nga.

Tại cuộc họp ngày 4/1, Saudi Arabia phản đối việc tăng sản lượng và viện dẫn tình trạng phong tỏa diện rộng tại nhiều nước trên thế giới để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Trong khi đó, phía Nga kêu gọi cần tăng cường sản xuất vì nhu cầu năng lượng toàn cầu đang phục hồi.

Các nguồn tin cho hay Nga và Kazakhstan đã ủng hộ việc tăng sản lượng, trong khi Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đề nghị giữ sản lượng ổn định.

Cuộc đàm phán trực tuyến kéo dài ba tiếng đã không đi đến được thỏa thuận cuối cùng nào. Do vậy các nguồn tin thân cận nói rằng OPEC+ đã đưa ra quyết định bất thường là kéo dài đàm phán sang ngày thứ hai. Các bên dự kiến sẽ tiếp tục họp vào ngày 5/1 lúc 14 giờ 30 giờ GMT (tức 21 giờ 30 theo giờ Việt Nam).

Trước đó vào cùng ngày thứ Hai, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC+ nên thận trọng dù thị trường nhìn chung đang tỏ lạc quan.

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho rằng nhu cầu năng lượng vẫn còn mong manh khi tình hình lây nhiễm COVID-19 trên thế giới còn đáng lo ngại, khiến nhiều quốc gia phải áp đặt các biện pháp dịch nghiêm ngặt. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế và nhu cầu năng lượng ở các nước đó.

Ngoài ra, biến thể mới nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 sẽ còn mang đến nhiều diễn biến khó lường. Do vậy, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman kêu gọi OPEC+ cần thận trọng với chính sách sản lượng.

Các nhà sản xuất OPEC+ đã kiểm soát sản lượng để hỗ trợ giá “vàng đen” và giảm tình trạng dư thừa nguồn cung kể từ tháng 1/2017. Hoạt động cắt giảm của khối này đạt mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2020, do đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu xăng và nhiên liệu hàng không.

Với giá dầu Brent giao kỳ hạn đang duy trì trên mức 50 USD/thùng, OPEC+ đã nắm bắt cơ hội để nâng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày trong tháng 1/2021 và đưa mức cắt giảm xuống 7,2 triệu thùng/ngày.

Nhà phân tích Bjornar Tonhaugen từ công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy nhận định theo kế hoạch kiểm soát sản lượng dầu hiện tại, nguồn cung sẽ dự kiến thặng dư từ tháng 2 – 4/2021, trước khi nhu cầu phục hồi từ tháng Năm trở đi. Do đó, chuyên gia này nhận định việc OPEC+ quyết định không tăng sản lượng dầu sẽ giữ lượng dư cung ở mức có thể kiểm soát được./.

https://bnews.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP