English

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động 110% công suất sau sự cố hỏng quạt gió

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) thông báo, nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoạt động ổn định ở 110% công suất (tính theo công suất phân xưởng Chưng cất dầu thô - CDU).

Ngay sau sự cố hỏng quạt gió lò hơi phân xưởng RFCC xảy ra vào ngày 10/6, bộ phận bảo dưỡng sửa chữa của Lọc hóa dầu Bình Sơn đã khắc phục sự cố và đưa phân xưởng hoạt động trở lại.

Để đảm bảo an toàn vận hành, công ty đã mời chuyên gia nhà cung cấp thiết bị, cùng tư vấn vận hành xem xét hệ thống giám sát và bảo vệ an toàn cho thiết bị để tránh sự cố lặp lại.

Sau khi đánh giá điều kiện công nghệ và thiết bị đảm bảo an toàn, phân xưởng RFCC đã được chạy lại thành công lúc 21:30 ngày 16/6. Đến ngày 17/6/2019, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tăng công suất chế biến và hoạt động ổn định ở 110% công suất.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang hoạt động ổn định ở 110% công suất. (Nguồn: BSR)

Hiện Lọc hóa dầu Bình Sơn đang tiếp tục rà soát hệ thống giám sát và hệ thống bảo vệ đối với các động cơ quan trọng trong nhà máy, đưa ra các giải pháp cải tiến nhằm đảm bảo an toàn vận hành.

Mới đây, tại cuộc gặp giữa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon, hai bên thống nhất đẩy mạnh các hoạt động dầu khí. Trong đó, có việc Lọc hóa dầu Bình Sơn mua dầu thô từ Mỹ cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Cũng tại cuộc gặp với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Lê Xuân Huyên, Chủ tịch HĐQT Lọc hóa Dầu Bình Sơn cho biết, công ty sẽ tiếp tục nhập khẩu hai lô dầu thô WTI Midland (Nhà cung cấp PVOSN) từ Mỹ trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2019 với khối lượng mỗi lô 1.000.000 thùng. Trong đó, lô thứ nhất dự kiến giao hàng tại Nhà máy vào tháng 10 và lô thứ 2 dự kiến giao hàng tại Nhà máy vào tháng 12.

Trước đó, vào ngày 18/3 công ty đã tổ chức bốc lô dầu Mỹ đầu tiên WTI Midland (Nhà cung cấp BP) với khối lượng 995.067 thùng (tương đương 129.056 tấn) lên tàu Almi Horizon. Tàu đến cảng SPM Dung Quất dỡ hàng vào sáng ngày 30/4 và đưa vào chế biến, cung cấp các sản phẩm xăng dầu ra thị trường.

Ngoài ra, với nguồn dầu thô trong nước, năm 2019, Lọc hóa Dầu Bình Sơn sẽ nhập khẩu khoảng 9 chuyến dầu thô với tổng khối lượng khoảng 7.450.000 thùng. Trong đó, có 3 lô WTI Midland nhập khẩu từ Mỹ với khối lượng khoảng 3 triệu thùng.


Thu Hoài
Theo Kinh tế & Tiêu dùng


Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP