Iraq sẽ dừng việc vận chuyển dầu từ mỏ dầu ở phía bắc Kirkuk sang Iran trong tháng 11/2018 để tuân thủ các lệnh trừng phạt được Mỹ áp dụng cho nước láng giềng của họ.
Kirkuk là một trong nhưng mỏ dầu lớn nhất và lâu nhất tại Trung Đông. Năm ngoái Iraq bắt đầu xuất dầu thô từ Kirkuk sang Iran để sử dụng trong các nhà máy lọc dầu của họ và Iran đồng ý phân phối khối lượng dầu thô tương tự sang các cảng miền nam Iraq.
Hiện nay, Iraq đang xuất khẩu chưa tới 30.000 thùng/ngày sang Iran bằng xe tải.
Một trong các nguồn tin cho biết dầu ở Kirkuk vận chuyển bằng xe tải sang Iran sẽ bị dừng lại trong tháng 11/2018 phù hợp với các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran. Công ty SOMO dự định bán 30.000 thùng/ngày từ một mỏ dầu nhỏ gần Mosul kể từ tháng 11/2018 như một giải pháp thay thế. SOMO đã phát hành đấu thầu trong ngày 25/10/2018.
Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân quốc tế 2015 với Tehran hồi tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đã đưa chính phủ sắp tới của Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi trong tình thế khó khăn do nền kinh tế của nước này gắn liền chặt chẽ với nước láng giềng Iran.
Abdul Mahdi cho biết rằng Iraq sẽ ưu tiên lợi ích và độc lập của riêng mình, nhưng Washington cho biết sẽ có hậu quả cho các nước không tôn trọng lệnh trừng phạt này.
Một nguồn thạo tin về hoạt động xuất khẩu dầu của Iraq cho biết “Mỹ đang đặt áp lực lên Iraq để dừng xuất khẩu dầu sang Iran và để khôi phục dòng dầu từ khu vực người Kurd sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ nhận thêm dầu từ Iran, sẽ quá khó khăn cho Ankara để lập luận họ cần sự miễn trừ của Mỹ để tiếp tục mua dầu Iran”.
Chính phủ đã ra đi của cựu Thủ tướng Haider al-Abadi đã đồng ý một thỏa thuận hồi giữa tháng 10/2018 với chính phủ khu vực Kurdistan (KRG) để khôi phục xuất khẩu dầu thô sang cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ qua KRG. Thỏa thuận này phải được sự chấp nhận cuối cùng của Abdul Madhi và Bộ trưởng Dầu mỏ Thamer Ghadhban.
Một nguồn tin cho biết các nhà chức trách người Kurd đã đạt được một thỏa thuận với chính quyền Abadi để khôi phục xuất khẩu của Kirkuk và họ đã quyết định rằng lời nói cuối cùng nên để lại cho chính phủ mới và Bộ trưởng Dầu mỏ ký một thỏa thuận cuối cùng.
Hai quan chức dầu mỏ của công ty dầu miền bắc (NOC) đã khẳng định với Reuters rằng chính phủ liên bang và KRG có đạt được một thỏa thuận nhưng chữ ký của Abdel Mahdi là cần thiết trước khi trở thành có hiệu lực.
Trong khi đó, SOMMO đã thông báo một hồ sơ thầu trong ngày 25/10/2018 để bán khối lượng nhỏ dầu thô nặng từ mỏ dầu Qayyara ở miền bắc để xuất khẩu bằng đường bộ. SOMO đã mời các công ty nộp hồ sơ dự thầu trước ngày 4/11/2018, đúng lúc các lệnh trừng phạt mới chống lại Iran có hiệu lực.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho biết trong tháng trước rằng chính quyền của Tổng thống Trump không xem xét giải phóng kho dầu dự trữ chiến lược của Mỹ để bù cho ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt Iran và thay vào đó sẽ dựa vào các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu để giữ thị trường ổn định.
Ông cho biết có thể lên tới 300.000 thùng dầu mỗi ngày được đưa ra thị trường nếu Iraq cho phép dầu của họ chảy từ khu vực Kurdistan ở miền bắc.
Cuối năm ngoái, Iraq bắt đầu phân phố sản lượng từ các mỏ dầu Kirkuk sang các nhà máy lọc dầu trong nước để tăng sản xuất nhiên liệu và giúp giải phóng thêm dầu để xuất khẩu từ các mỏ ở miền nam.
Xuất khẩu từ các mỏ dầu ở Kirkuk đã bị dừng lại sau khi một cuộc tấn công quân sự của Iraq để lấy lại các lãnh thổ tranh chấp đã được người Kurd kiểm soát từ năm 2014, sau khi một cuộc trưng cầu dân ý độc lập của người Kurd thất bại.
Nguồn: VITIC/Reuters