English

Giới phân tích đánh giá ảnh hưởng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục

Mức cắt giảm sản lượng dầu trên vẫn còn thấp hơn so với mức sụt giảm nhu cầu dầu, theo một số nhà dự báo, có thể lên tới 30 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020.

Toàn cảnh nhà máy chế biến dầu Abqaiq của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các nhà phân tích, tác động “ít ỏi” tới giá dầu của một thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục mà các nước sản xuất dầu đạt được mới đây cho thấy họ sẽ còn một “chặng đường dài ở phía trước” nếu họ muốn khôi phục sự cân bằng thị trường khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm giảm mạnh nhu cầu dầu và đẩy lượng dầu dự trữ tăng cao.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+ ngày 12/4 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 5-6/2020, tương đương 10% sản lượng dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, thị trường dầu thế giới hầu như không chịu nhiều ảnh hưởng của thông tin trên khi giá dầu Brent tăng 1,5% trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm vào cuối phiên giao dịch 13/4.

Điều này cho thấy cả nhà đầu tư và nhà sản xuất đều hiểu rằng thỏa thuận trên không có nhiều tác dụng khi nhu cầu dầu thế giới đã giảm khoảng 30% do dịch COVID-19.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman đã “xem nhẹ” diễn biến giá dầu trong phiên giao dịch 13/4 và cho biết những dự đoán về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục là nguyên nhân khiến giá dầu đã tăng trước cuộc họp của OPEC+. Kể từ khi giảm xuống dưới 22 USD/thùng cách đây hai tuần, giá dầu Brent đã tăng khoảng 48%.

Trong khi đó, các nước sản xuất dầu lớn khác như Mỹ và Canada cũng đưa ra các cam kết cắt giảm sản lượng gián tiếp, làm dấy lên những dự báo về sản lượng dầu sẽ giảm mạnh trong những tháng tới do giá dầu lao dốc.

Ông Abdulaziz bin Salman cho biết các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu 3,7 triệu thùng/ngày trong khi hoạt động mua dầu dự trữ chiến lược sẽ đạt xấp xỉ 200 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới, đưa tổng mức cắt giảm sản lượng lên khoảng 19,5 triệu thùng/ngày. Giá dầu Brent và WTI đã giảm hơn 50% kể từ đầu năm 2020 đến nay.

Mức cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ có thể lớn hơn gấp 4 lần so với mức cắt giảm kỷ lục hồi năm 2008 và tổng cung dầu thế giới có thể giảm gấp đôi sau khi các biện pháp khác (cũng nhằm giảm sản lượng dầu) được thực hiện. Tuy nhiên, mức cắt giảm sản lượng dầu trên vẫn còn thấp hơn so với mức sụt giảm nhu cầu dầu, theo một số nhà dự báo, có thể lên tới 30 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020.
Nhà phân tích Virendra Chauhan của Energy Aspects nhận định, ngay cả khi các nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu nói trên đã ngăn được đà giảm của giá dầu song cũng khó đẩy giá “vàng đen” đi lên do quy mô dầu dự trữ khá lớn hiện nay.

Theo chuyên gia này, việc không có những cam kết cắt giảm sản lượng mạnh mẽ của Mỹ hay các nước thành viên khác của G20 là “một lỗ hổng” của thỏa thuận cắt giảm sản lượng mang tính lịch sử nói trên.

Các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới như Mỹ, Canada và Na Uy vẫn chưa cam kết công khai hạn ngạch sản lượng dầu trong nước. Tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ ngày 13/4 cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ - chiếm khoảng 75% tổng sản lượng dầu thô của nước này - dự kiến giảm gần 400.000 thùng/ngày trong tháng 5/2020.

Còn các nước sản xuất dầu ở khu vực Trung Đông như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Kuwait (Cô-oét) có thể giảm sản lượng dầu nhiều hơn mức cắt giảm 23% mà họ đã cam kết.

Theo các nhà phân tích tại Bank of America, với thỏa thuận cắt giảm mạnh sản lượng dầu nói trên của OPEC+, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có thể tránh được trường hợp xấu nhất là phải giảm sản lượng dầu 3,5 triệu thùng/ngày và sẽ chỉ giảm 1,8 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, ông Takashi Tsukioka, Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Nhật Bản (PAJ), cho rằng thỏa thuận trên không đạt được mức cắt giảm sản lượng dầu như dự đoán trước đó của thị trường và hy vọng OPEC+ sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán để ổn định thị trường dầu mỏ./.

Nguồn
:https://bnews.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP