Giá dầu thế giới ngày 8/10 ghi nhận giá dầu WTI giảm mạnh dưới mức 74 USD/thùng và dầu brent xuống sau dưới ngưỡng 84 USD/thùng.
Theo ghi nhận của Petrotimes, đầu giờ ngày 8/10, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 73,77 USD/thùng, giảm 49 cent trong phiên. So với phiên giao dịch cuối tuần trước, (ngày 5/10), giá dầu WTI giao tháng 12/2018 đã giảm 41 cent/thùng.
Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 11/2018 đứng ở mức 73,86 USD/thùng, giảm 48 cent/thùng trong phiên và giảm 43 cent/thùng so với cuối tuần trước.
Cũng theo ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe, giá dầu brent giao tháng 12/2018 đứng ở mức 83,49 USD/Ounce, giảm 67 cent/thùng trong phiên và giảm 48 cent/thùng so với cuối tuần trước.
Ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ ngày 8/10, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 73,64 USD/thùng và cao nhất là 73,70 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 74,29 USD/thùng, giảm 0,41%.
Với dầu brent, đầu giờ gnayf 8/10, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 83,12 USD/thùng và cao nhất là 83,18 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 83,99 USD/thùng, giảm 0,89%.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây sau khi thị trường liên tiếp đón nhận thông tin tích cực từ nguồn cung.
Theo ông ông Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, trong tháng 10/2018, Saudi Arabia sẽ nâgn mức sản lượng dầu lên 10,7 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 200 ngàn thùng/ngày so với tháng 9/2018.
Trong khi đó, theo số liệu của cơ quan thống kê CDU-TEK, Bộ Năng lượng Nga, trong tháng 9/2018, sản lượng khai thác dầu thô của Nga đã tăng cao, đạt mức kỷ lục là 11,356 triệu thùng/ngày. Mức tăng trưởng sản lượng này đạt được là do Nga đã kết thúc thời hạn cắt giảm sản lượng luân phiên theo thỏa thuận với OPEC. Trong tháng 9/2018, sản lượng dầu thô của OPEC cũng đã tăng thêm 30.000 thùng/ngày do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trước đó, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô nội địa Mỹ trong tuần kết thúc ngày 28/9/2018 tăng khoảng 8 triệu thùng. Đây là mức tăng dự trữ dầu thô nội địa Mỹ theo tuần lớn nhất tính từ đầu năm 2018 đến nay.
Trong một diễn biến mới nhất, theo thông tin từ giới truyền thông Ấn Độ, quốc gia này vẫn sẽ nhập khẩu 9 triệu thùng dầu từ Iran trong tháng 11/2018, thời điểm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có hiệu lực.
Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân của Iran vào tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ D. Trump đã thông báo việc khôi phục các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.
Vào ngày 4//11/2018, gói trừng phạt chống Iran lần thứ 2 sẽ bắt đầu có hiệu lực, do đó Hoa Kỳ đã yêu cầu các đồng minh ngừng nhập khẩu dầu Iran từ thời điểm này.
Mục tiêu của Hoa Kỳ là giảm thu nhập của Iran từ xuất khẩu dầu xuống con số 0. Để đạt được mục tiêu này, Hoa Kỳ đã tích cực tác động tới những khách hàng chính mua dầu mỏ Iran là Trung Quốc và Ấn Độ.
Hoa Kỳ cũng gây áp lực lên Ấn Độ để quốc gia này từ chối hợp tác với Iran trong việc cung cấp dầu. Nhưng với Ấn Độ, có vẻ như không phải tất cả mọi thứ diễn ra suôn sẻ theo ý Washington.
Ấn Độ không có ý định xem xét lại quan hệ với các đối tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, vì thế sẽ không từ chối nhập khẩu dầu từ Iran.
Hồi tháng 5/2018, Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố rằng nước này sẵn sàng tuân thủ các biện pháp trừng phạt do Liên Hợp Quốc đưa ra, nhưng không nhất thiết tuân thủ lệnh trừng phạt của các quốc gia riêng lẻ được áp đặt lên Iran hay lên bất cứ quốc gia nào khác.
Hà Lê
Nguồn:https://petrotimes.vn