English

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11, do những lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng bùng phát dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và lấn át những lo ngại về nguồn cung.

Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 32 xu Mỹ (0,4%) xuống 91,47 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc hạ 23 xu Mỹ (0,2%), xuống 97,69 USD/thùng.

Cả hai loại dầu chủ chốt đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 vào phiên trước đó (7/11), giữa bối cảnh Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đang cân nhắc việc rút bớt các hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến dịch COVID-19.
Tuy nhiên, các quan chức y tế Trung Quốc cuối tuần qua đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với chính sách “Zero COVID” của nước này. Ngoài ra, dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của nước này bất ngờ giảm trong tháng 10/2022. Số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng lên ở tỉnh Quảng Châu và các thành phố khác của Trung Quốc. “Công xưởng” của thế giới đang phải chống chọi với đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay, báo hiểu khả năng phong tỏa xã hội chặt chẽ như đã từng áp dụng tại thành phố Thượng Hải. Điều này cũng đe dọa triển vọng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu.

Đồng USD mạnh hơn cũng ảnh hưởng đến giá dầu, vốn được định giá bằng đồng USD. “Đồng bạc xanh” mạnh hơn khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết, giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, dự kiến công bố trong tuần này, để định hướng giao dịch.

Ông Teng cho biết: “Do lạm phát và lãi suất gia tăng ở các nước phương Tây lớn, giá dầu kỳ hạn vẫn đang được định giá trong khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này cùng với việc nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc giảm, là những lý do khiến giá dầu kỳ hạn giảm trong vài tháng qua".

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, các nguyên tắc cơ bản trong ngắn hạn đối với dầu vẫn tăng, với trọng tâm là các vấn đề về nguồn cung.

Lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu mỏ của Nga, được áp đặt để trả đũa cuộc xung đột Nga-Ukraine, dự kiến bắt đầu từ ngày 5/12 và sau đó EU sẽ ngừng nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm dầu của Nga vào tháng 2/2023.

Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters hôm 7/11, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng khoảng 1,1 triệu thùng trong tuần trước./.

https://bnews.vn/

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP