Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu PVN về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ bàn giao các Tập đoàn, Tổng Công ty do Bộ Công Thương làm đại diện chủ Sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UB QLVNN).


Tham dự lễ bàn giao có Lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát các doanh nghiệp bàn giao.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại lễ bàn giao.


Triển khai nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UB QLVNN tại doanh nghiệp. Để triển khai công tác bàn giao 6 Tập đoàn sang UB QLVNN đúng thời hạn, Bộ Công Thương đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp, phối hợp với UB QLVNN thực hiện công tác chuyển giao.

Các doanh nghiệp được bàn giao sang UB QLVNN bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Đây đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, chủ đạo trong các ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam.


Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh phát biểu tại lễ bàn giao.


Đặc biệt, các doanh nghiệp này đều có vốn hóa cao, giá trị vốn nhà nước nắm giữ lên tới 555 ngàn tỉ đồng, chiếm hơn nửa tổng số vốn nhà nước mà Ủy ban nắm giữ trên Tổng số 19 doanh nghiệp chuyển về. 6 doanh nghiệp nêu trên đều là các Tập đoàn, Tổng công ty có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước trong các ngành như điện, than, dầu khí, xăng dầu, thuốc là và hóa chất.

Phát biểu tại Lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Tôi mong rằng sau khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, các đơn vị tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, phối hợp tốt với Bộ Công Thương tiếp tục đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Chính thức bàn giao 6 Tập đoàn, Tổng Công ty từ Bộ Công Thương sang UB QLVNN.


Về phía Ủy ban QLVNN, ngay sau khi Nghị định 131 được ban hành, Ủy ban dã tích cực phối hợp với các Bộ, Cơ quan có doanh nghiệp chuyển giao, các doanh nghiệp được chuyển giao triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Đồng thời Ủy ban đã chủ động hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung của hồ sơ chuyển giao, bám sát các quy định của Nghị định 131 và hướng dẫn 1515/QĐ-TTg vừa ban hành ngày 9/11/2018 về quy chế và các mẫu văn bản kèm theo để thực hiện chuyển giao doanh nghiệp, đảm bảo hồ sơ chuyển giao được hoàn thiện, đầy đủ, chặt chẽ, sẵn sàng cho công tác chuyển giao theo quy định.

Mặt khác, Ủy ban đã bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không để xảy ra khoảng trống trong quá trình bàn giao doanh nghiệp.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Chủ tịch UB QLVNN Nguyễn Hoàng Anh cho biết thêm, trước thời điểm bàn giao, các công việc liên quan giữa hai cơ quan đã được làm rõ, trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành. Hai cơ quan xác định cơ chế phối hợp để tiếp tục chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018, thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt
.

Lễ ký được diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị được bàn giao.

Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức và hoạt động; Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; Quyết định bổ nhiệm các chức danh…

Việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về UB QLVNN là một sự thay đổi lớn, được các chuyên gia kinh tế đánh giá là bước tiến của công tác đổi mới quản lý kinh tế đất nước. Từ đây có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và việc hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ.

Việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, chấm dứt hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi. Mặt khác cơ quan nhà nước sẽ tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.


Thành Công

Nguồn:https://petrotimes.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP