English

Biến động thị trường và các giải pháp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của Petrovietnam

Ngày 05/09, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm Quý 3 với chủ đề: Biến động thị trường và các giải pháp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tham dự Tọa đàm có Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh; TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục thống kê; Thạc sỹ Đặng Thúy Hà – Giám đốc khu vực miền Bắc Công ty NielsenIQ Việt Nam.

Về phía Petrovietnam, dự và chủ trì tọa đàm có Chủ tịch Hội đồng thành viên Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng; Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; các Thành viên HĐTV, các Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Ban chuyên môn, đơn vị thành viên Tập đoàn.


Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng cùng các Thành viên HĐTV tham dự Tọa đàm


Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng bày tỏ mong muốn lắng nghe những chia sẻ, nhận xét, nhận định từ các chuyên gia, diễn giả trước những biến động về kinh tế vĩ mô và thị trường nói chung, qua đó đánh giá về những tác động, tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao công tác quản trị biến động của Petrovietnam trong giai đoạn cuối năm.


Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng

Cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế nói chung, TS Võ Trí Thành cho hay, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn hàng loạt sự bất ổn, cũng như những thay đổi trong chính sách kinh tế, thương mại của các quốc gia như đại dịch Covid-19, biến động chính trị, chiến tranh thương mại và căng thẳng kinh tế giữa các quốc gia. Những sự kiện này khiến các chính sách kinh tế trở nên khó dự đoán hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, gia tăng thất nghiệp, suy giảm đầu tư, tiêu dùng và tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế.


Các đại biểu tham dự tọa đàm

Sau sự bất ổn kéo theo những rủi ro gia tăng như lạm phát, giá nguyên liệu tăng cao, rủi ro tài chính, biến đổi khí hậu, nợ quốc gia, doanh nghiệp… Về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dự báo của Quỹ tiền tệ (IMF) mới hạ ở mức 3,2%, đồng thời cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực và có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái, cơ quan này cũng hạ mức dự báo cho năm 2023 ở mức 3,6% xuống còn 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.


Tiến sĩ Võ Trí Thành phát biểu tại tọa đàm

Trong nước, thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế; Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí... Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Võ Trí Thành giá cả trong năm tới có giảm những vẫn ở mức cao, trong đó có mặt hàng nhiên liệu xăng, dầu.

“Áp lực tỷ giá, lãi suất bên cạnh lạm phát vẫn còn ở mức cao. Việc ổn định kinh tế vĩ mô được xem là nền tảng quan trọng, bên cạnh đó từng bước phục hồi quá trình phát triển kinh tế", chuyên gia nhận xét. Trong 8 tháng qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, gần đạt kế hoạch cả năm (85,6%) và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

TS. Võ Trí Thành cũng tin rằng năm 2023 sẽ là một năm tăng trưởng dựa vào hoạt động đầu tư. Các gói kích thích kinh tế có thể sẽ giải ngân mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022, nhưng phần lớn các gói kích thích này sẽ được giải ngân vào năm 2023. Cùng với đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là động lực quan trọng đối với tăng trưởng của Việt Nam. Cả hai yếu tố này sẽ là chủ điểm đầu tư của Việt Nam trong dài hạn.


Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm phát biểu tại tọa đàm

Thảo luận tại tọa đàm, TS. Nguyễn Bích Lâm đã trình bày về những hệ lụy của biến động về giá mặt hàng chiến lược tới doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế, về vai trò của Petrovietnam trong ổn định vĩ mô của nền kinh tế đồng thời gợi mở một số giải pháp với Tập đoàn. Đối với hệ lụy của bất ổn các mặt hàng chiến lược đối với kinh tế thế giới, theo IMF, chỉ số giá hàng hóa chung thế giới 6 tháng đầu năm 2022 tăng 72,5% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm thực phẩm và đồ uống tăng 28,1%, nhóm hàng đầu vào công nghiệp tăng 7,6%, phân bón tăng 157,33%. Chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 145,69%, với dầu thô tăng 97,42%, than tăng 298,44%, khí tự nhiên tăng tới 304,49%.

Về tác động tới khu vực doanh nghiệp trong nước, theo ông Lâm hiện nay có khoảng trên 850 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, có khoảng 98% là DN nhỏ và vừa, hiệu quả SXKD của khu vực chưa cao với chỉ số quay vòng vốn và hiệu suất sinh lợi thấp. Trong khi đó, các DN phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá nguyên vật liệu dùng cho SX tăng 6,04%, đây là mức cao nhất trong 10 năm qua, giá nguyên liệu cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 10,01%, xây dựng tăng 92% và công nghiệp tăng 5,78%. Mặt khác, thống kê cũng cho thấy, 98% DN này nguồn vốn duy nhất đến từ hệ thống ngân hàng, các DN này không thể phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Thống kê chỉ rõ, 31,8% DN lĩnh vực chế biến, chế tạo khó khăn về tài chính, 48% DN nợ lẫn nhau và trả nợ không đúng hạn, 21,4% phải vay vốn với lãi suất cao và 4% không thể tiếp cận được vốn vay.

Thạc sỹ Đặng Thúy Hà chia sẻ thêm về những xu hướng lớn sẽ có tác động đáng kể trong thị trường tương lai, trong đó là việc đổi mới sản phẩm được nghiên cứu tạo ra từ các phòng thí nghiệm, các ứng dụng công nghệ, tự động hóa, năng lượng tái tạo, giảm khí thải carbon, nông nghiệp tái sinh... hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Tập đoàn, các đại biểu tham dự đã cùng trao đổi, thảo luận với chuyên gia về tình hình kinh tế thị trường, đầu tư, chuyển đổi năng lượng, rủi ro tài chính...


Các đại biểu tham dự tọa đàm

Kết luận tọa đàm, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian đến chia sẻ, gợi mở những vấn đề mà Tập đoàn đang rất quan tâm. Các vấn đề thảo luận khá sát với những cập nhật, dự báo của Petrovietnam điều này góp phần quan trọng trong việc quản trị biến động, đón đầu xu hướng, hoàn thành nhiệm vụ SXKD Tập đoàn được giao.

Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn đề nghị các Ban chuyên môn tổng hợp, rà soát các nhóm thông tin có liên quan đến việc điều hành sản xuất trong Quý 4, đặc biệt lưu ý về những dự báo về bất ổn từ lạm phát, tỷ giá, các mảng SXKD xăng dầu, khí, phân bón, các sản phẩm hóa dầu khác, huy động nguồn điện.... có thể chịu tác động trong thời gian tới.

Minh Châu

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

VIETCOMBANK

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2

ABBANK Ngân hàng TMCP An Bình

3

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

5

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

7

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

8

MB Bank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

9

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

11

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

13

OCEANBANK

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

14

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín

16

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

17

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

18

SHINHANBANK

Ngân hàng Shinhan

19

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

20

VIETBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín

21

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP Bản Việt

22

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng



 

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

TRUEMONEY

Ví điện tử TrueMoney

3

VINID

Ví điện tử VinID Pay

4

VIETTELPAY

Viettel Pay

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP