Bản tin Năng lượng Quốc tế 19/12: Tham vọng chuyển đổi năng lượng của châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
1. Sau khi chứng kiến đà giảm điểm vào đầu phiên sáng thứ 2 (theo giờ Việt Nam), dầu thô đã lấy lại đà tăng giá với WTI giao dịch ở ngưỡng 75,60 USD/thùng - tăng 1,76%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 80,44 USD/thùng - tăng 1,77%.
Được biết, Bộ Năng lượng Mỹ đã bắt đầu mua lại dầu cho Kho Dự trữ Dầu mỏ chiến lược (SPR). Đây cũng là lần mua đầu tiên kể từ đợt giải phóng kỷ lục 180 triệu thùng trong năm nay từ kho dự trữ.
2. Vương quốc Anh đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không còn sử dụng than đá để sản xuất điện từ năm 2024, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu, nhằm giảm đáng kể sự phụ thuộc của nước này vào than đá trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, tin tức về việc quốc gia này sẽ mở mỏ than mới đầu tiên sau nhiều thập kỷ khiến nhiều người đặt câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của các cam kết về khí hậu đối với than đá.
3. Tham vọng chuyển đổi năng lượng của châu Âu phải đối mặt với một số thách thức, nhưng một trở ngại lớn trong việc đưa năng lượng tái tạo hòa lưới là không đủ công suất lưới điện.
Rystad Energy dự báo, châu Âu sẽ bổ sung tới 530 gigawatt (GW) điện mặt trời và gió từ năm 2022 đến 2030, trung bình hơn 66 GW mỗi năm.
4. Tờ Straitstimes đưa tin, Đức vừa khánh thành cảng tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại Biển Bắc, nhằm cải thiện nguồn cung khí đốt.
Thủ tướng Olaf Scholz cho rằng với cơ sở mới khánh thành, Đức và EU sẽ trở nên độc lập năng lượng hơn trước, trong bối cảnh Nga đang vũ khí hóa năng lượng.
5. Theo Bloomberg, việc quay lưng với nhiên liệu của Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến châu Âu tổn thất tới 1 nghìn tỉ USD.
Ngoài ra, Bloomberg cũng tin rằng giai đoạn khủng hoảng trong lĩnh vực năng lượng châu Âu sẽ kéo dài ít nhất đến năm 2026. Sau đó, theo các nhà phân tích, Qatar và Mỹ sẽ có thể ổn định việc khai thác nhiên liệu hóa thạch.
https://petrovietnam.petrotimes.vn/