Thị trường dầu mỏ năm 2023 sẽ ra sao?

18.07.2022

00:00/00:00

Mặc dù nhu cầu về dầu vẫn đang tăng trưởng khả quan, nhưng vào năm 2023 sẽ ít hơn đáng kể so với năm 2022. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của OPEC đặt ra nhiều nghi vấn.

Thị trường dầu mỏ năm 2023 sẽ ra sao?

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ giảm tương đối. Sự suy giảm được giải thích là do căng thẳng địa chính trị, mức độ lạm phát tổng thể và rủi ro do COVID-19 gây ra. Nhu cầu tăng trưởng được cho là do Trung Quốc đóng góp một phần.

Dự báo mức tăng 3,3 triệu thùng/ngày (bpd) trong năm nay vẫn không thay đổi. Báo cáo cho biết mức tăng trưởng sẽ giảm trong năm 2023, 2,7 triệu thùng/ngày.

Tiêu thụ dầu dự kiến sẽ vượt mức của năm 2019, nhưng nguồn cung vẫn là một vấn đề quan trọng. Điều này là do năng lực sản xuất của các nước ngoài OPEC có thể không theo kịp những thay đổi của nhu cầu.

Tuy nhiên, OPEC kỳ vọng một sự cải thiện chung trong môi trường chính trị quốc tế. Báo cáo viết: “Vào năm 2023, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu lành mạnh trong bối cảnh môi trừng địa chính trị được cải thiện, kết hợp với những cải thiện dự kiến trong việc ngăn chặn COVID-19 của Trung Quốc, dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ dầu”.

Các ước tính của OPEC dựa trên rủi ro kinh tế vừa phải và không có leo thang ở Ukraine, nhưng đây là những điều rất không chắc chắn.

Các dự báo liên quan đến tăng sản lượng dường như khó đạt được. Để cân bằng thị trường đang bị mất ổn định do nguồn cung của Nga giảm, các nước thành viên OPEC phải tăng hơn 900.000 thùng/ngày trong năm 2022.

Việc đầu tư quá thấp của một số thành viên vào các mỏ dầu đã dẫn đến việc giảm sản lượng khai thác. Đặc biệt, Saudi Arabia đã không tuân thủ hạn ngạch được đặt ra ở mức 10,66 triệu thùng/ngày. Sản lượng thặng dư sau đó đã giảm xuống, mặc dù giá cả đạt mức kỷ lục. Chính việc giá dầu tăng khiến các dự án tăng sản lượng bị đắp chiếu.

Dự báo, thị trường dầu mỏ vẫn căng thẳng vào năm 2023. Năng lực sản xuất tổng thể của OPEC đã bị giảm vài năm trước. Một mặt là lượng giếng khoan giảm vào năm 2020 và mặt khác là do lượng dầu dư thừa trong giai đoạn 2014-2016. Doanh thu từ dầu mỏ giảm sút gây ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và bị trì hoãn trong giai đoạn này. Như vậy, những khó khăn hiện tại là kết quả của những sự kiện trước đó.

Nguồn cung bên ngoài OPEC được cung cấp chủ yếu bởi Hoa Kỳ vào năm 2023, đặc biệt là thông qua dầu đá phiến. Nếu việc tăng giá trong những năm trước cho đến nay đã tạo điều kiện cho ngành khí đá phiến của Mỹ tăng thì giá dầu tăng hiện tại đang bắt đầu tác động đến tăng trưởng của ngành, nguồn cung không chắc chắn đang ngăn thị trường giảm bớt. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại. Kể từ khi báo cáo được công bố, giá mỗi thùng đã giảm xuống dưới 103 USD, kể từ khi đạt mức đỉnh 139 USD vào tháng 3.

Báo cáo của OPEC vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, bao gồm cả dữ liệu đưa ra cho năm 2022.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Đầu trang