Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ năm 2022 và 2023

16.11.2022

00:00/00:00

Tình trạng biến động kinh tế, chính sách phòng COVID-19 và diễn biến địa chính trị sẽ tiếp tục cản trở khả năng tăng trưởng nhu cầu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ năm 2022 và 2023

Trong báo cáo công bố vào hôm 14/11, Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) đã tiếp tục hạ dự báo triển vọng nhu cầu dầu mỏ cho năm 2022 và năm 2023.

Theo đó, dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cho năm 2022 đã giảm đi thêm 0,1 triệu thùng/ngày, xuống còn 2,5 triệu thùng/ngày.

Trong quý II/2022, những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ chính của OECD đã đưa về những con số cao ngoài mong đợi, vì vậy OPEC đã nâng dự báo triển vọng nhu cầu lên một chút. Tuy nhiên, nhu cầu trong quý III và IV đã “hạ xuống do chính sách Zero Covid của Trung Quốc, những bất ổn địa chính trị kéo dài và suy thoái kinh tế”.

OPEC cũng đã hạ dự báo triển vọng nhu cầu dầu thô cho năm 2023 xuống còn 2,2 triệu thùng/ngày (giảm 0,1 triệu thùng/ngày). Báo cáo phân tích: Tình trạng biến động kinh tế, chính sách phòng COVID-19 và diễn biến địa chính trị sẽ tiếp tục cản trở khả năng tăng trưởng nhu cầu.

Nghiên cứu về tình trạng tồn kho toàn cầu của OPEC cho thấy: Trong 3 quý đầu năm 2022, do hiệu suất tinh chế dầu suy giảm, sản lượng dầu thô trên thị trường toàn cầu luôn tồn dư khoảng 0,3 triệu trùng/ngày so với tổng nhu cầu. Do đó, mức tồn kho “đã chuyển từ tình trạng thâm hụt suốt quý II sang tồn dư ở quý III”. Từ đầu năm 2022 cho đến tháng 9/2022, tồn kho dầu toàn cầu đã đạt gần 8,1 tỷ thùng (tăng thêm 158 triệu thùng).

Trong tháng 10, sản lượng của các thành viên OPEC đã giảm xuống còn 210.000 thùng/ngày so với tháng 9. Như vậy, tổng sản lượng tháng 10 chỉ đạt 29,5 triệu thùng/ngày.

Sản lượng giảm chủ yếu ở Ả Rập Xê-út (giảm 149.000 thùng/ngày) và Angola là hai quốc gia cắt giảm sản lượng nhiều nhất.

https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Đầu trang