Giá dầu thế giới tuần kết thúc 9/1 tăng 5%
10.01.2022
Giá dầu giảm vào thứ Sáu (7/1), trong bối cảnh khi thị trường lo ngại về nguồn cung từ tình hình bất ổn ở Kazakhstan và tình trạng sản lượng giảm ở Libya.
Giá dầu thế giới tăng 2%
Kết thúc ngày 7/1, giá dầu thô Brent giảm 24 US cent, tương đương 0,3% xuống 81,75 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ giảm 56 cent, tương đương 0,7%, ở mức 78,90 USD/thùng.
Dầu Brent tăng 5,2%, trong khi WTI tăng 5% trong tuần đầu tiên của năm, với mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 11, do lo ngại về nguồn cung.
Công ty điều hành Chevron Corp CVX.N cho biết sản lượng khai thác tại mỏ dầu hàng đầu của Kazakhstan đã bị giảm vào hôm thứ Năm do các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp quốc gia Trung Á này.
Sản lượng ở Libya đã giảm xuống 729.000 thùng/ngày từ mức cao 1,3 triệu thùng/ngày vào năm trước, một phần do công việc bảo trì đường ống.
Cả hai loại dầu đều tăng khoảng 1 USD trước đó trong phiên nhưng dầu cùng với thị trường chứng khoán và đồng USD chịu áp lực sau khi số liệu việc làm của Mỹ không đạt được như kỳ vọng.
Việc làm của Mỹ tại quốc gia này tăng ít hơn dự kiến trong tháng 12 trong bối cảnh mức tăng việc làm có thể vẫn ở mức vừa phải trong thời gian tới do nhiễm COVID-19 làm gián đoạn hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, nguồn cung bổ sung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và các nước sản xuất lớn gọi là OPEC + - không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu.
Sản lượng của OPEC trong tháng 12 đã tăng 70.000 thùng/ngày so với tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng/ngày được cho phép theo thỏa thuận cung cấp OPEC +, điều này đã khôi phục sản lượng bị sụt giảm vào năm 2020 khi nhu cầu giảm mạnh do các hạn chế được áp dụng do dịch COVID-19.
Dữ liệu của chính phủ trong tuần này cũng cho thấy tồn kho dầu thô tại Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, đã giảm 6 tuần liên tiếp vào cuối năm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Dakota và Alberta cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong khu vực và khiến các nhà khai thác phải đóng cửa Đường ống Keystone 590.000 thùng/ngày trong một thời gian ngắn hồi đầu tuần.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Những lo ngại về sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu dầu đã không còn nữa khi mà biến thể Omicron xác định ở mức độ bệnh nhẹ hơn so với các biến thể trước đó của virus”.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại châu Á tăng
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng trong tuần này, cùng với đà tăng của giá khí đốt châu Âu, nhưng nhu cầu vẫn ở mức vừa phải do lượng tồn dự trữ cao và nhiệt độ ở mức trung bình.
Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình giao tháng 2 ở khu vực Đông Bắc Á tăng lên khoảng 34,20 - 34,40 USD/mmBtu, cao hơn 0,40- 0,60 USD so với tuần trước.
Giá tăng nhẹ trong tuần này một phần là do tác động giá khí đốt châu Âu tại trung tâm TTF của Hà Lan tăng trong tuần đầu tiên của năm 2022.
Mặc dù giá khí đốt của Hà Lan đã hạ nhiệt vào cuối tháng 12, nhưng giá đã tăng trở lại trong tuần này do nguồn cung tiếp tục ở mức thấp từ Nga và thời tiết lạnh giá.
Điều này tiếp tục khuyến khích hàng hóa LNG đến châu Âu. Hiện tại, có gần 30 tàu chở LNG dự kiến đến các cảng của Anh, Hà Lan và Bỉ trong tháng này, với gần một nửa đến từ Mỹ.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng gần 3%
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng gần 3% lên mức cao nhất trong một tuần vào thứ Sáu (7/1) khi một cơn bão mùa đông lớn phủ tuyết trắng vùng Đông Bắc, khiến nhu cầu khí đốt lên mức cao nhất trong một ngày kể từ khi đạt mức kỷ lục vào năm 2019.
Nhu cầu sưởi ấm từ các hộ gia đình và doanh nghiệp ở New York và New England do thời tiết băng giá, giá điện và giá khí đốt trong khu vực đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2018.
Những đợt tăng giá đó của Mỹ diễn ra bất chấp việc hợp đồng khí đốt của Châu Âu giảm 9%.
Hợp đồng khí đốt giao sau tăng 9,4 US cent, tương đương 2,5%, lên 3,906 USD/ mmBtu, cao nhất kể từ ngày 29 tháng 12.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết những vấn đề liên quan đến thời tiết, đã làm giảm sản lượng trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ xuống 94,5 bcfd cho đến nay vào tháng Giêng, giảm từ mức kỷ lục 97,6 bcfd vào tháng 12.
Với thời tiết lạnh hơn, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 128,8 bcfd trong tuần này lên 134,3 bcfd vào tuần tới, trước khi giảm xuống 131,1 bcfd trong hai tuần với thời tiết dự kiến sẽ bớt lạnh hơn.
Lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ cho đến nay đã đạt trung bình 12,0 bcfd trong tháng Giêng, giảm so với mức kỷ lục 12,2 bcfd trong tháng Mười Hai.
Các công ty khoan của Mỹ bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí
Các công ty năng lượng của Mỹ đã bắt đầu năm mới bằng cách tiếp tục bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần này sau khi tăng số lượng giàn khoan vào năm 2021 sau hai năm suy giảm.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co BKR.N cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 2 lên 588 trong tuần tính đến ngày 7 tháng 1, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Mặc dù số lượng giàn khoan đã tăng kỷ lục trong 17 tháng liên tiếp, các nhà phân tích lưu ý rằng sản lượng vẫn được dự báo sẽ giảm vào năm 2021 do một số công ty năng lượng tiếp tục tập trung nhiều hơn vào việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư hơn là thúc đẩy sản lượng.
Tổng số giàn khoan đã tăng 228 giàn, tương đương 63%, so với thời điểm này năm trước.
Các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng một giàn lên 481 trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng một lên 107, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters