Xuất khẩu nhiên liệu của Châu Á tăng vọt làm giảm lợi nhuận ngành lọc dầu
27.02.2019
Những quốc gia tiêu thụ dầu lớn của Châu Á đang ngập lụt với nhiên liệu do sản lượng lọc dầu vượt nhu cầu trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu chậm lại, đang gây áp lực lợi nhuận cho ngành này.
Kể từ năm 2006, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, dẫn đầu bởi người dùng công nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản cùng với các cường quốc kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, việc xây dựng quá nhiều nhà máy lọc dầu và tăng trưởng nhu cầu hiện nay chậm chạp đã gây ra tăng vọt xuất khẩu nhiên liệu từ các trung tâm nhu cầu này.
Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, giảm kỷ lục lần đầu tiên vào năm ngoái, và doanh số đầu năm 2019 vẫn yếu, cho thấy nhu cầu xăng suy giảm.
Đối với dầu diesel, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho biết họ dự kiến nhu cầu giảm 1,1% trong năm 2019. Đó sẽ là lần sụt giảm nhu cầu hàng năm lần đầu tiên của Trung Quốc đối với một nhiên liệu chủ chốt kể từ khi ngành công nghiệp của họ tăng tốc bắt đầu trong năm 1990.
Xuất khẩu nhiên liệu tăng vọt kết hợp với giá dầu thô tăng 25% từ đầu năm tới nay đã làm sụt giảm lợi nhuận lọc dầu của Singapore, từ hơn 11 USD/thùng trong giữa năm 2017 xuống chỉ hơn 2 USD/thùng.
Kết hợp lợi nhuận đang sụt giảm với chi phí lao động và thuế, nhiều nhà máy lọc dầu Châu Á hiện nay đang vật lộn kiếm tiền.
Lợi nhuận giảm làm suy yếu cổ phiếu của hầu hết các công ty dầu khí lớn của Châu Á, như nhà máy lọc dầu JXTG Holdings Inc hay Idemitsu Kosan của Nhật Bản, SK Innovation của Hàn Quốc, nhà máy lọc dầu hàng đầu Châu Á của Tập đoàn Hóa Dầu Trung Quốc và Indian Oil, với một số công ty có cổ phiếu giảm khoảng 40% so với năm ngoái.
Jeff Brown, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết xuất khẩu tăng vọt và dư cung là một vấn đề lớn với ngành lọc dầu.
Lợi nhuận sụt giảm sau khi xuất khẩu nhiên liệu tăng mạnh từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Số liệu tàu vận chuyển của Refinitiv cho thấy xuất khẩu nhiên liệu từ các nước này tăng gấp 3 lần kể từ năm 2014, lên kỷ lục khoảng 15 triệu tấn trong tháng 1/2019.
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu tăng mạnh nhất, tại đó các nhà máy lọc dầu đang bán tháo khối lượng kỷ lục vào Châu Á.
Noriaki Sakai, giám đốc điều hành văn phòng tại Idemitsu Kosan cho biết trong một cuộc họp báo “có một nguy cơ bất ổn với thị trường Châu Á nếu công suất xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc vẫn ở mức hiện nay hay tăng tiếp”.
Nhưng xuất khẩu nhiên liệu của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng do nhu cầu trong nước giảm trong bối cảnh dân số ngày càng thu hẹp và ngành công nghiệp đã hoàn thiện. Nhu cầu dầu năm 2019 của Nhật Bản sẽ giảm 0,1% so với năm 2018 trong khi nhu cầu của Hàn Quốc sẽ vẫn ổn định, theo dự báo từ Energy Aspects.
Tại Nhật Bản, nhập khẩu dầu đang giảm ổn định trong nhiều năm, nhưng các nhà máy lọc dầu của họ sản xuất nhiên liệu nhiều hơn so với mức hấp thụ. Tình trạng này tương tự tại Hàn Quốc, nơi có công suất lọc dầu lớn thứ 5 thế giới.
Cho Sang-bum, một quan chức tại Hiệp hội Dầu khí Hàn Quốc, đại diện cho nhà máy lọc dầu South Korean cho biết xuất khẩu tăng mạnh đã gây dư thừa xăng. Sự dư thừa này đã gây lợi nhuận lọc xăng tiêu cực trong tháng 1/2019.
Các nguồn cung đang tăng ở Châu Á, xuất khẩu nhiên liệu từ Trung Đông (số liệu của BP cho thấy công suất lọc dầu tăng hơn 1 triệu thùng/ngày từ năm 2013 tới 2017) gấp đôi kể từ năm 2014 lên khoảng 55 triệu tấn, theo ước tính của Refinitiv.
Mặc dù có thêm nhiều nhiên liệu, công ty Petroliam Nasional Bhd của Malaysia đang bắt đầu khởi động nhà máy lọc dầu RAPID công xuất 300.000 thùng dầu thô mỗi ngày, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ cũng có vài dự án đi vào hoạt động trong năm nay và năm tới.
Số liệu phân tích từ GlobalData cho biết “Châu Á dự kiến dẫn đầu ngành lọc dầu toàn cầu, cả dưới dạng công suất cũng như vốn cơ bản từ năm 2019 tới năm 2023”. “Từ năm 2019 tới 2023, có 45 nhà máy lọc dầu mới được dự kiến đi vào hoạt động tại Châu Á”, bổ sung rằng điều này sẽ làm tăng xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Châu Á.
Nguồn: VITIC/Reuters