TT năng lượng TG quý 1/2019: Dầu quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2009
01.04.2019
OPEC dẫn đầu cắt giảm sản lượng kể từ đầu năm nay. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm tới xuất khẩu dầu Iran, Venezuela. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế suy yếu có thể sớm gây áp lực đối với giá dầu. BoAML cảnh báo suy thoái kinh tế vào năm 2020.
Giá dầu ngày 29/3/2019 tăng, do OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng và các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela, khiến thị trường dầu thô có quý đầu tiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) kỳ hạn tăng 26 US cent tương đương 0,4% lên 59,56 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng tuần thứ 4 liên tiếp và có quý đầu tiên trong năm 2019 tăng 31%. Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 30 US cent tương đương 0,4% lên 68,12 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 1,7% và tính chung cả quý 1/2019 tăng 27%.
Như vậy, cả hai loại dầu trong quý 1/2019 tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2009 (cả hai tăng khoảng 40%).
Giá dầu tăng mạnh trong quý 1/2019 được hỗ trợ bởi nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh như Nga, được gọi là OPEC+ cam kết cắt giảm nguồn cung khoảng 1,2 triệu thùng/ngày (bpd) trong năm nay để hỗ trợ thị trường.
Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa thuộc Saxo Bank cho biết: “Sản lượng được cắt giảm từ nhóm các nước sản xuất OPEC+ là nguyên nhân chính giúp giá dầu hồi phục mạnh kể từ khi giảm 38% trong quý 4/2018”.
OPEC+ sẽ họp vào tháng 6/2019 để thảo luận liệu có tiếp tục duy trì nguồn cung hay không. Saudi Arabia ủng hộ việc cắt giảm cả năm 2019, trong khi Nga chỉ miễn cưỡng tham gia thỏa thuận, được cho là sẽ không muốn giữ lại sau tháng 9/2019.
Tuy nhiên, việc OPEC+ cắt giảm sản lượng không chỉ là lý do duy nhất đẩy giá dầu tăng trong năm nay mà các nhà phân tích còn cho thấy rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các nhà xuất khẩu dầu và các thành viên OPEC bao gồm Iran và Venezuela là lý do đẩy giá dầu tăng.
Mặc dù giá dầu tăng, song các nhà phân tích bày tỏ lo ngại về nhu cầu dầu trong tương lai, trong bối cảnh lo ngại về các dấu hiệu nền kinh tế toàn cầu có thể chuyến sang suy thoái.
Hansen thuộc Saxo Bank cho biết: “Rủi ro ngắn hạn lớn nhất đối với thị trường dầu có thể được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán suy yếu trở lại”. Thị trường chứng khoán biến động trong năm nay, trong bối cảnh các dấu hiệu kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh.
Bank of America Merrill Lynch cho biết, niềm tin kinh doanh suy yếu trong mấy tháng gần đây và chỉ số sản xuất toàn cầu PMIs suy giảm, mặc dù lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được mở rộng.
Bank of America, dự kiến giá dầu sẽ tăng trong ngắn hạn, với dầu Brent ở mức trung bình 74 USD/thùng trong quý 2/2019. Tuy nhiên, ngân hàng này cảnh báo suy thoái kinh tế vào năm 2020.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 29/3/2019:
Mặt hàng |
Đơn vị tính |
Giá hiện nay |
+/- |
Thay đổi so với 1 ngày trước |
Thay đổi so với 1 năm trước |
Dầu WTI |
USD/thùng |
59,6500 |
0,31 |
0,52 % |
-8,51% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
68,2269 |
0,27 |
0,40 % |
0,85% |
Khí tự nhiên |
USD/mmBtu |
2,7207 |
0,01 |
0,37 % |
1,37% |
Xăng |
USD/gallon |
1,8904 |
0,0107 |
0,57 % |
-3,85% |
Dầu đốt |
USD/gallon |
1,9798 |
0,0049 |
0,25 % |
-0,02% |
Nguồn: VITIC/Reuters