TT năng lượng TG ngày 4/6: Dầu bị áp lực bởi suy giảm kinh tế, khí thấp nhất 3 năm
05.06.2019
Giá dầu bị áp lực bởi suy giảm kinh tế đã bắt đầu ảnh hưởng tới tiêu thụ nhiên liệu, mặc dù một số hỗ trợ đến từ tuyên bố của Saudi Arabia rằng có sự đồng thuận giữa các nhà sản xuất về gia hạn cắt giảm sản lượng. Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm.
Giá dầu bị áp lực bởi kinh tế suy giảm, nhưng Saudi Arabia khằng định cắt giảm sản lượng
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 61,06 USD/thùng. Thấp hơn 22 US cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn ở mức 53,08 USD/thùng, giảm 17 US cent hay 0,3%.
Dầu kỳ hạn thấp hơn 20% so với mức đỉnh năm 2019 đã đạt được trong cuối tháng 4/2019, sự giảm giá trong tháng 5/2019 là mạnh nhất kể từ tháng 11/2018. Nguyên nhân do các thương nhân tài chính bán tháo dầu kỳ hạn trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về triển vọng đối với kinh tế thế giới và nhu cầu dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid al-Falih cho biết có sự đồng thuận giữa các nhà sản xuất về tiếp tục duy trì ổn định thị trường trong nửa cuối năm nay.
Trung Đông thống trị các nhà sản xuất OPEC cùng với một số đồng minh gồm cả Nga đã giảm sản lượng kể từ đầu năm nay nhằm hỗ trợ thị trường dầu. Tổ chức này dự định cuối tháng này hay đầu tháng 7 sẽ quyết định có tiếp tục giảm sản lượng hay không.
Trong khi đó sản lượng dầu thô của Mỹ đang tăng, khiến quốc gia này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, ở mức 12,3 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 5, so với 11,11 triệu thùng/ngày được Nga sản xuất và Saudi Arabia là 9,65 triệu thùng/ngày.
Với sản lượng đang tăng của Mỹ, thêm nhiều dầu của họ đang được xuất khẩu, với kỷ lục 6 siêu tàu dự định nạp dầu ở cảng dầu ngoài khơi Louisiana (LOOP) từ cuối tháng 5 tới đầu tháng 6/2019.
Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo, cho biết “việc tập trung vào nguồn cung eo hẹp đang chuyển sang nguy cơ tăng trưởng và nhu cầu đang giảm” và “một cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ - Trung Quốc đã bổ sung thêm nguy cơ theo chiều giảm với các nền kinh tế đang phát triển chậm lại”.
Nền kinh tế Hàn Quốc giảm 0,4% trong quý 1/2019 trong khi lạm phát lõi chậm lại xuống mức thấp nhất 20 năm trong tháng 5/2019, cho thấy kinh tế tiếp tục suy giảm tại Châu Á.
Ngân hàng America Merrill Lynch cho biết “hoạt động kinh tế đang chậm lại hiện nay đe dọa làm lệch hướng tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh mẽ theo chu kỳ”.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 năm
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm trong phiên 3/6 do xuất khẩu LNG sụt giảm và dự đoán sản lượng gần kỷ lục sẽ khiến dự trữ lên gần mức bình thường vào cuối mùa hè này.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ khí tự nhiên tăng 114 tỷ feet khối bcf trong tuần kết thúc vào ngày 24/5/2019, vượt mức tăng 101 bcf các nhà phân tích dự báo trong một thăm dò của Reuters và so với tăng 97 bcf trung bình 5 năm trong cùng giai đoạn.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 5,1 US cent hay 2,1% xuống 2,403 USD/mmBtu, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 3/6/2016.
Trong 6 tháng qua, hợp đồng này đã giảm hơn 45% khiến nhiều hợp đồng kỳ hạn sau đó giảm xuống mức thấp nhiều năm và các nhà đầu cơ khí chuyển vị thế của họ từ mua ròng thành bán ròng lần đầu tiên kể từ tháng 5/2016.
Khối lượng khí tới một số kho cảng xuất khẩu LNG giảm xuống khoảng 5 tỷ feet khối mỗi ngày bcfd trong cuối tuần qua từ mức cao kỷ lục 5,9 bcfd trong giữa tháng 5/2019, theo số liệu của Refinitiv.
Trong khi đó sản lượng tại 48 tiểu bang của Mỹ tăng lên 89,7 bcfd cuối tuần qua từ mức thấp nhất một tuần 89,3 bcfd trong ngày 31/5.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 4/6/2019
Mặt hàng |
Đơn vị tính |
Giá hiện nay |
+/- |
Thay đổi so với 1 ngày trước |
Thay đổi so với 1 năm trước |
Dầu WTI |
USD/thùng |
53,0552 |
-0,08 |
-0,15 % |
-19,02% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
61,1223 |
-0,2 |
-0,33 % |
-18,91% |
Khí tự nhiên |
USD/mmBtu |
2,4246 |
0,019 |
0,79 % |
-16,10% |
Xăng |
USD/gallon |
1,7390 |
-0,0024 |
-0,14 % |
-17,47% |
Dầu đốt |
USD/gallon |
1,8111 |
0,0009 |
0,05 % |
-15,47% |
Nguồn: VITIC/Reuters