TT năng lượng TG ngày 20/11: Dầu ổn định sau 2 ngày giảm, khí thấp nhất 3 tuần

21.11.2019

00:00/00:00

Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay sau 2 ngày giảm, do dự trữ của Mỹ tăng củng cố mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu mờ nhạt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 11 US cent hay 0,2% lên 55,32 USD/thùng, sau khi giảm 4,3% trong 2 phiên trước.

Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 60,93 USD/thùng, tăng 2 US cent hay 0,03%. Dầu Brent đã giảm 3,8% trong 2 phiên trước.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 6 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 15/11/2019 lên 445,9 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích tăng 1,5 triệu thùng, theo số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API).

Sự gia tăng trong tồn kho của Mỹ, quốc gia sử dụng dầu lớn nhất thế giới đã bổ sung lo ngại về dư cung dầu thô sau khi Reuters báo cáo rằng Nga, nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới không thể cắt giảm sản lượng sâu khi tổ chức OPEC nhóm họp tại Vienna trong ngày 5 - 6/12.

Nga và các nhà sản xuất dầu khác đã đồng ý với OPEC cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày tới tháng 3/2020 để hỗ trợ giá.

Edward Moya, nhà phân tích tại OANDA cho biết thị trường dầu cảm thấy nặng nề sau khi Nga báo hiệu họ không thể đồng ý giảm sản lượng sâu tại cuộc họp của OPEC+ trong tháng 12/2019. Ông nói “số liệu của API cũng cho thấy dự trữ của Mỹ tăng mạnh hơn trong tuần trước, nếu được khẳng định bởi báo cáo của EIA, chúng ta có thể thấy giá dầu tiếp tục giảm”.

Số liệu dự trữ chính thức của chính phủ Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ phát hành vào hôm nay.

Nhu cầu dầu thô của Mỹ đã chậm lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc. Hy vọng kết thúc cuộc chiến trong việc ký thỏa thuận gọi là giai đoạn 1 giữa các bên đã giảm đi giữa những bất đồng về loại bỏ thuế quan mỗi bên đã ban hành.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết Mỹ sẽ nâng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu không có thỏa thuận với Bắc Kinh để chấm dứt chiến tranh.
Ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại đã được cảm nhận tại các nền kinh tế công nghiệp hóa khác. Xuất khẩu của Nhật Bản giảm với tốc độ nhanh nhất 3 năm trong tháng 10/2019, đe dọa đẩy nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại này rơi vào suy thoái vì nhu cầu đang yếu từ Mỹ và Trung Quốc.

Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu lớn thứ 4 thế giới, đã giảm 1,3% trong tháng 10/2019 so với cùng tháng một năm trước.

Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần do sản lượng kỷ lục
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần trong ngày 19/11 do sản lượng tăng lên kỷ lục và các dự báo thời tiết mới nhất khẳng định triển vọng trước đó rằng nhiệt độ gần như bình thường tới đầu tháng 12/2019.

Sau khi giảm khoảng 4,5% trong phiên trước đó do dự báo thời tiết ôn hòa, khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn giao dịch New York giảm 5,6 US cent hay 2,2% đóng cửa tại 2,510 USD/mmBtu, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 28/10, ngày thứ hai liên tiếp.

Công ty cung cấp số liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí tại 48 tiểu bang của Mỹ tăng lên kỷ lục 95,2 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong ngày 18/11 từ 95,1 bcfd trong ngày 17/11, so với trung bình 94,7 bcfd trong tuần trước.

Refinitv dự báo nhu cầu khí trung bình tại 48 tiểu bang, gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ 107,1 bcfd trong tuần này lên 110,2 bcfd trong tuần tới do thời tiết lạnh theo mùa.

Dòng khí tới các nhà máy xuất khẩu LNG ở mức 7,3 bcfd, ngày thứ 2 liên tiếp trong ngày 18/11, so với trung bình 7 bcfd trong tuần trước và mức cao kỷ lục 7,7 bcfd trong ngày 2/11/2019.

Bảng giá năng lượng thế giới sáng 20/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

55,2943

0,0126

-0,02 %

1,20%

Dầu Brent

USD/thùng

60,9655

0,0339

0,06 %

-3,95%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5142

0,00

0,17%

-43,51%

Xăng

USD/gallon

1,6002

0,0005

0,03 %

5,96%

Dầu đốt

USD/gallon

1,8641

0,0041

0,22 %

-5,36%

Nguồn: VITIC/Reuters

 


Đầu trang