TT năng lượng TG ngày 18/3/2019: Dầu giảm do triển vọng kinh tế suy yếu
19.03.2019
Giá dầu giảm trong ngày hôm nay, bị áp lực bởi những lo ngại về kinh tế toàn cầu suy giảm có thể khiến tiêu thụ nhiên liệu ít đi.
Tuy nhiên, các thị trường dầu thô vẫn được hỗ trợ rộng rãi bởi việc OPEC cắt giảm nguồn cung và các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran và Venezuela.
Dầu Brent kỳ hạn ở mức 67,03 USD/thùng, giảm 13 US cent hay 0,2% so với đóng cửa phiên trước nhưng không xa 68,14 USD/thùng, mức cao nhất trong năm 2019 đã đạt được vào tuần trước.
Dầu thô WTI kỳ hạn ở mức 58,37 USD/thùng, giảm 15 US cent hay 0,3% và cũng không xa mức cao nhất trong năm 2019 tại 58,95 USD/thùng.
Các nhà phân tích tại Bernstein Energy cho biết “nguy cơ giảm lớn nhất trong quan điểm giá dầu của chúng tôi là nhu cầu suy yếu do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Trường hợp cơ bản dự báo chúng tôi là nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2019... Một sự suy giảm đồng bộ trong tăng trưởng toàn cầu có thể đẩy tăng trưởng nhu cầu toàn cầu xuống dưới 1 triệu thùng/ngày”.
Bất chấp điều này, giá dầu đã tăng khoảng 25% kể từ đầu năm nay trong bối cảnh Mỹ trừng phạt chống lại Iran và Venezuela đồng thời tổ chức OPEC và các đồng minh bên ngoài gồm cả Nga (gọi là OPEC+) đã cam kết giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá.
Saudi Arabia nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới và là người lãnh đạo OPEC đã cho biết sự cân bằng của thị trường dầu mỏ còn lâu mới diễn ra do dự trữ vẫn đang tăng, dấu hiệu cho thấy OPEC có thể gia hạn việc cắt giảm sản lượng trong nửa cuối năm 2019.
Nga cũng cho biết việc cắt giảm sản lượng sẽ duy trì ít nhất cho tới tháng 6/2019.
Các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ dẫn tới dự trữ dầu thô giảm. Bernstein Energy cho biết “chúng tôi dự kiến tồn kho giảm với việc cắt giảm của OPEC đã có ảnh hưởng đồng thời những gián đoạn nguồn cung ở nơi khác”. Bernstein dự báo dự trữ giảm 37 triệu thùng trong quý 1 đối với 36 quốc gia thành viện của tổ chức OECD, gồm hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa.
Yếu tố quan trọng đối với cân bằng cung cầu của các thị trường dầu mỏ sẽ là Mỹ, nơi sản lượng dầu thô tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm qua, phần lớn do bùng nổ sản lượng dầu đá phiến trên đất liền.
Nhưng số lượng giàn khoan mới tại Mỹ đang giảm trong năm 2019, và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/3018 với 833 giàn khoan hoạt động.
Sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn tăng đầu năm 2019, đạt kỷ lục 12,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2019, nhưng sản lượng kể từ đó giảm xuống 12 triệu thùng/ngày, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Mặt hàng |
Đơn vị tính |
Giá hiện nay |
+/- |
Thay đổi so với 1 ngày trước |
Thay đổi so với 1 năm trước |
Dầu WTI |
USD/thùng |
58,4371 |
-0,19 |
-0,32 % |
-5,81% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
67,1429 |
-0,14 |
-0,21 % |
1,70% |
Khí tự nhiên |
USD/mmBtu |
2,7919 |
-0,006 |
-0,21 % |
5,33% |
Xăng |
USD/gallon |
1,8577 |
-0,0033 |
-0,18 % |
-3,44% |
Dầu đốt |
USD/gallon |
1,9689 |
-0,001 |
-0,05 % |
3,26% |
Nguồn: VITIC/Reuters