Tồn kho dầu toàn cầu tăng cao kỷ lục vào năm 2020

01.12.2020

00:00/00:00

Sự lan rộng của COVID-19 đã phá vỡ sự cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu vào năm 2020, đẩy tồn kho dầu toàn cầu lên mức cao kỷ lục. Thật vậy, độ chính xác của dữ liệu kho chứa dầu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm độ trễ thời gian và phương pháp ước tính. Mặc dù dữ liệu tồn kho dầu của OECD được cập nhật thường xuyên thông qua hệ thống báo cáo của chính phủ quốc gia, nhưng việc đánh giá tồn kho ở các nước không thuộc OECD là một thách thức đặc biệt, vì nó yêu cầu sự ước tính dựa trên sự kết hợp của dữ liệu chính thức và đánh giá riêng, được bổ sung bởi cơ sở dữ liệu JODI. Trong ba quý đầu năm 2020, nguồn cung dầu toàn cầu tăng mạnh do nhu cầu dầu lao dốc, giảm 10,7 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019, vượt xa mức sụt giảm 5,4 triệu thùng/ngày của nguồn cung dầu toàn cầu trong cùng kỳ. Nguồn cung toàn cầu sụt giảm là do các nước thành viên OPEC tự nguyện giảm sản lượng trung bình 3,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước và các nước tham gia ngoài OPEC trong Tuyên bố hợp tác (DoC) đã tự nguyện giảm sản lượng trung bình của họ xuống 1,2 triệu thùng/ngày. Đồng thời, các nước sản xuất dầu khác ngoài OPEC giảm nguồn cung khoảng 0,6 triệu thùng/ngày.

Bất chấp những nỗ lực giảm sản lượng này, tồn kho toàn cầu đã ghi nhận mức tăng mạnh, tồn kho năm 2020 so với năm 2019 (trung bình Q1-Q3) tăng khoảng 290 triệu thùng, trong khi các kho dự trữ ngoài OECD được ước tính tăng khoảng 540 triệu thùng. Hơn nữa, đường cong giá dầu tương lai chuyển sang contango vào tháng 3 năm 2020 đã mang lại lợi nhuận cho các trader khi mua các thùng dầu thô tương đối rẻ để tích trữ trên biển, để bán ra sau đó. Bên cạnh đó, thiếu nhu cầu tiêu thụ dầu khiến các lô hàng bị kẹt lại tại các cảng đến, chờ lệnh dỡ hàng. Do đó, trong ba quý đầu năm 2020, ước tính số dầu trên biển đã tăng 162 triệu thùng, tức là khoảng 0,6 triệu thùng/ngày. Như vậy, tổng tồn kho toàn cầu đã tăng hơn 1 tỷ thùng kể từ đầu năm nay. Trước sự mất cân bằng thị trường này, OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài OPEC của DoC đã đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt về việc điều chỉnh sản lượng vào tháng 4 năm 2020, như một phản ứng cần thiết và kịp thời trước nhu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ sự ổn định thị trường. Nỗ lực lịch sử này tập trung vào việc đẩy nhanh sự sụt giảm tồn kho dầu toàn cầu để mang lại sự tái cân bằng thị trường trong tương lai.

Kết quả là, từ cuối quý 2 đến cuối quý 3 năm 2020, tồn kho toàn cầu trên tất cả các khu vực đều giảm khoảng 250 triệu thùng. Cần nhấn mạnh rằng, nếu không có sự điều chỉnh sản xuất của DoC, tồn kho toàn cầu sẽ tiếp tục tăng. Thay vào đó, hàng tồn kho thương mại của OECD - đóng vai trò như một chỉ báo chính về các nguyên tắc cơ bản của thị trường - đã giảm 44 triệu thùng từ cuối quý 2 đến cuối quý 3 năm 2020, phần lớn trong số đó là dầu thô dự trữ. Tương tự, tồn kho ngoài OECD được ước tính đã giảm khoảng 55 triệu thùng so với cùng kỳ.

Trong khi đó, dầu trên biển, bao gồm trong kho chứa nổi, cũng đã giảm khoảng 150 triệu thùng. Mức độ tuân thủ cao của các nước tham gia DoC đối với các điều chỉnh tự nguyện của họ đã dần thu hẹp lại mức tồn kho dầu cao. Tuy nhiên, với các biện pháp phong tỏa mới được thực hiện ở một số nền kinh tế lớn, tình hình thị trường đòi hỏi sự cảnh giác và giám sát chặt chẽ liên tục để tính đến những bất ổn lớn trong tương lai. Cuộc họp lần thứ 180 của Hội nghị OPEC và Hội nghị Bộ trưởng trong và ngoài OPEC lần thứ 12 sẽ được họp lần lượt vào ngày 30 tháng 11 và ngày 1 tháng 12 để đánh giá sâu hơn diễn biến thị trường và xem xét cách tốt nhất để tiếp tục nỗ lực không ngừng nhằm duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ.

Nguồn tin:
xangdau.net/OPEC

Đầu trang