Tin thị trường: OPEC+ có khả năng không thể thực hiện kế hoạch phục hồi sản lượng khai thác, cung bắt đầu vượt cầu

10.09.2021

00:00/00:00

OPEC+ có khả năng không thể thực hiện kế hoạch phục hồi hoàn toàn sản lượng khai thác (+400.000/tháng) đều đặn đến cuối năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tái bùng phát.


Tin thị trường: OPEC+ có khả năng không thể thực hiện kế hoạch phục hồi sản lượng khai thác, cung bắt đầu vượt cầu

Theo kịch bản tích cực nhất trong Báo cáo phục vụ cuộc họp ngày 01/09, nhu cầu dầu thô thế giới trung bình năm 2022 chỉ đạt 99,9 triệu bpd, tương đương mức tiêu thụ trước khủng hoảng 2019.

Tin thị trường: OPEC+ có khả năng không thể thực hiện kế hoạch phục hồi sản lượng khai thác, cung bắt đầu vượt cầu

Sản lượng dầu OPEC+ cắt giảm từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2022. Nguồn: OPEC
Như vậy, cung bắt đầu vượt cầu trong quý IV/2021, và từ tháng 1/2022, tồn kho toàn cầu tăng với tốc độ 37-123 triệu thùng/tháng, lũy kế đến cuối năm 2022 có thể lên tới 3,2 tỷ thùng – bằng mức đỉnh điểm tháng 5/2020 (khi OPEC+ buộc cắt giảm sản lượng 9,8 triệu bpd). Nếu dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn, tồn kho có thể lên tới 3,6 tỷ thùng, chưa tính đến yếu tố tăng sản lượng từ phía các quốc gia được miễn trừ như Iran, Venezuela và Libya. Ngoài ra, nhờ giá dầu thế giới cao, đến nay, sản lượng khai thác Mỹ đã phục hồi được thêm 500.000 bpd, lên 11,4 triệu bpd.

Giá năng lượng (dầu thô, khí đốt) tăng mạnh trong thời gian ngắn đang đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu, giá khí đốt tăng đột biến, mức tăng gấp 1,5 lần giá dầu. Giá khí tại sàn TTF Netherlands lên 660 USD/1000m3, tương đương 110 USD/thùng dầu quy đổi. Hơn nữa, đà tăng giá chưa có dấu hiệu dừng, đặc biệt trước thềm mùa đông sắp tới. Ngoài ra, giá năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của người dân khắp thế giới, thúc đẩy lạm phát gia tăng không chỉ tại các quốc gia nghèo và đang phát triển. Ngay cả các nền kinh tế lớn G7 cũng đang phải hứng chịu hậu quả lạm phát (CPI – Eurozone 3%, Mỹ 5%) từ giá dầu thô và khí đốt cao và khiến các ngân hàng Trung ương thêm khó khăn trong việc điều tiết chính sách tiền tệ. Nhiều chuyên gia lo ngại về rủi ro kinh tế thế giới sắp bước vào giai đoạn đình trệ, lạm phát cao đi kèm GDP không tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương LB Nga (CBR) dự kiến sẽ tăng LSCB lần thứ 5 liên tiếp tại cuộc họp định kỳ ngày 10/09 tới lên 6,75-7,0% (+25-50 điểm) nhằm kiềm chế lạm phát.

Viễn Đông

Đầu trang