Thị trường dầu mỏ thiếu dầu thô nặng do các lệnh trừng phạt Venezuela

15.02.2019

00:00/00:00

Các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA của Venezuela đang thắt chặt thị trường dầu mỏ toàn cầu và khiến các nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới tranh giành tìm cách thay thế dầu thô nặng và giàu diesel của quốc gia này.

Dầu thô nặng của Venezuela, như Merey, có ít sự thay thế, với loại gần nhất như Marlim của Brazil, Maya của Mexico, Bow River và Cold Lake của Cananda hay Basra Heavy của Iraq.

Hầu hết các loại dầu thô này có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn so với của Venezuela, mà sẽ cần xử lý thêm để tạo ra các nhiên liệu chất lượng chấp nhận được và và trong mọi trường hợp khối lượng bị hạn chế trong thời gian ngắn.

Các lệnh trừng phạt với Venezuela đưa ra khi thị trường vốn đã thiếu hụt loại nặng và trung vì các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và việc cắt giảm sản lượng của OPEC.

Các nhà xuất khẩu dầu chủ chốt tại vùng Vịnh Trung Đông (Saudi Arabia, Iraq, UAE, Kuwait và Iran) sản xuất chủ yếu dầu thô trung và nặng.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela, cùng với việc giảm sản lượng của OPEC đã loại bỏ hầu hết dầu thô nặng và trung khỏi thị trường, các loại nhẹ hơn không bị ảnh hưởng.

Kết quả là giá dầu loại trung và nặng tăng vọt so với các loại nhẹ hơn kể từ giữa tháng 1/2019.

Mars, một loại dầu thô loại trung từ Vịnh Mỹ đã chuyển sang mức cộng so với dầu ngọt nhẹ Louisiana. Oman, một loại dầu loại trung khác đã chuyển sang mức cộng với dầu Brent, một loại dầu nhẹ.

Venezuela có trữ lượng dầu đã được chứng minh lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 300 tỷ thùng, cao hơn 265 tỷ thùng của Saudi Arabia và 170 tỷ thùng của Canada.

Nhưng ngành dầu mỏ của quốc gia này đã bị sụt giảm trong 50 năm qua khi các vấn đề sản xuất và tiếp thị dầu thô nặng được hết hợp bởi cơ chế dầu tư không hấp dẫn và quản lý sai.

Sản lượng dầu thô của Venezuela giảm từ 3,8 triệu thùng/ngày trong năm 1970 xuống chỉ 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 1985, phục hồi lên 3,4 triệu thùng/ngày trong năm 1998 trước khi sụt giảm một lần nữa xuống 2,1 triệu thùng/ngày trong năm 2017.

Venezuela chiếm 16% sản lượng của OPEC và 8% sản lượng của thế giới trong năm 1970 nhưng tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ 5% và 2% tương ứng trong năm 2017.
Dầu thô của quốc gia này rất nặng, một số hầu như không nổi trên mặt nước, phức tạp để xử lý và bán ở mức trừ lùi thấp hơn nhiều so với các nhà sản xuất khác.

Sản xuất đã bị cản trở bởi tham nhũng, can thiệp chính trị và thiếu đầu tư nước ngoài, công nghệ để duy trì các mỏ dầu hiện tại và phát triển những mỏ mới.

Như Iran, một thành viên sáng lập khác của tổ chức OPEC, ngành dầu của Venezuela đã bị tàn phá bởi quản lý yếu kém, bất ổn chính trị, cô lập ngoại giao và các lệnh trừng phạt.

Sản lượng đã rơi tự do khi sự cô lập của quốc gia này tăng lên, giảm từ 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2016 xuống 2 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2018, theo Tổ chức Sáng kiến Số liệu chung JODI.

Venezuela là một nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn sang Mỹ, nhưng các chuyến hàng đã giảm từ 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 1998 xuống khoảng 500.000 thùng/ngày trong năm 2018.

Tầm quan trọng giảm dần của Venezuela trong thị trường dầu mỏ toàn cầu và với tư cách một nhà cung cấp cho Mỹ đã thúc đẩy chính quyền Mỹ thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn trong nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.

Các lệnh trừng phạt đã thông báo trong tháng trước cấm các công ty và cá nhân Mỹ giao dịch tài chính với công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA.

Hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ khiến nhiều khách hàng ở quốc gia thứ ba không rõ liệu họ có thể kinh doanh với PDVSA mà không vi phạm các lệnh trừng phạt không.

Chính quyền Mỹ dường như đã tính toán tác dụng phụ từ các lệnh trừng phạt với giá dầu sẽ là nhỏ, dựa trên khối lượng dầu thô hạn chế liên quan và dự kiến rằng bế tắc sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Trong khi dầu thô hiện nay của Venezuela chiếm một tỷ trọng rất hạn chế trong thị trường dầu mỏ toàn cầu, nhưng nó đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong thị trường dầu thô nặng. Venezuela chiếm 1 triệu thùng dầu thô nặng trong tổng sản lượng 7 triệu toàn cầu trong năm 2017.

Dầu thô nặng khó tinh chế hơn nhiều và có xu hướng chứa hàm lượng đáng kể lưu huỳnh và các chất bẩn khác gây tốn kém để loại bỏ, đó là lý do tại sao chúng bán ở mức trừ lùi so với dầu thô nhẹ và trung bình.

Đối với các nhà máy lọc dầu đã đầu tư bộ phận Delayed Coker Unit, dầu thô nặng có thể mang lại sản lượng lớn các sản phẩm chưng cất loại trung như dầu mazut, diesel và nhiên liệu bay. Các sản phẩm chưng cất này chủ yếu sử dụng trong giao thông vận tải hàng hóa cũng như sản xuất khai thác và canh tác, đặc biệt có giá trị vào cuối chu kỳ kinh doanh khi hoạt động kinh tế gần mức cao điểm.

Nếu các nhà máy lọc dầu không thể đủ nguồn dầu nặng hay cực nặng, họ sẽ mua những thay thế tốt hơn, trong trường hợp này là dầu thô loại trung, vì thế tác động của các lệnh trừng phạt đang lan rộng trên toàn thị trường dầu mỏ.

Nguồn: VITIC/Reuters

Đầu trang