OPEC và các đồng minh chật vật để đáp ứng đủ mức tăng sản lượng dầu đã cam kết
23.10.2018
OPEC đang vật lộn để tăng thêm dầu ra thị trường sau thỏa thuận tăng sản lượng trong tháng 6/2018, do sự gia tăng tại Saudi Arabia được bù bởi sự sụt giảm tại Iran, Venezuela, và Angola.
Hồi tháng 6/2018, OPEC và các đồng minh đã đồng ý tăng sản lượng do Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nhà sản xuất bù cho thiếu hụt bởi các lệnh trừng phạt Iran và kéo giá dầu xuống.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid al-Falih cho biết các nước trong và ngoài OPEC sẽ bơm thêm 1 triệu thùng/ngày sau thỏa thuận hồi tháng 6/2018. Tài liệu của OPEC đã bổ sung những dấu hiệu họ chưa cung cấp được đầy đủ khối lượng này.
OPEC cho biết họ tiến tới việc làm như vậy, mặc dù họ chưa đề ra một khung thời gian.
Một tài liệu nội bộ được trụ sở trính của OPEC tại Vienna chuẩn bị cho cuộc họp của hội đồng kỹ thuật vào ngày 26/10/2018, cho thấy các thành viên OPEC ngoại trừ Nigeria, Libya và Congo, đã bơm thêm 428.000 thùng/ngày trong tháng 9/2018 so với tháng 5/2018.
Hội đồng kỹ thuật trong và ngoài OPEC được gọi là Ủy ban Kỹ thuật chung xem xét mức tuân thủ của các nhà sản xuất với cam kết sản lượng dầu mỏ của họ.
Nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia đã bơm thêm 524.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng 5/2018. Các nước tăng sản lượng khác là Iraq, Kuwait và UAE.
Iran đang đối mặt với các lệnh cấm vận của Mỹ về xuất khẩu dầu mỏ từ ngày 4/11/2018, đã cắt giảm sản lượng 376.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng 5/2018, và cho biết OPEC và Saudi Arabia không thể bù cho thiếu hụt trong xuất khẩu của họ.
Hossein Kazempour Ardebili, đại diện của Iran ở OPEC cho biết “không có công suất dự phòng”.
Trong số các thành viên khác của OPEC, Venezuela có sản lượng giảm 189.000 thùng/ngày và Angola giảm 17.000 thùng/ngày.
Các quốc gia ngoài OPEC đã hợp tác với OPEC để bơm thêm 296.000 thùng dầu mỗi ngày kể từ tháng 5/2018. Sản lượng của nga tăng 389.000 thùng/ngày mặc dù Kazakhstan, Mexico và Malaysia sụt giảm.
Nigeria, Libya và Congo không có trong hiệp ước hạn chế nguồn cung của OPEC.
Nguồn: VITIC/Reuters