Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 2/1/2023

03.01.2023

00:00/00:00

Giá dầu năm 2023 sẽ tiếp tục biến động; Ukraine có nguy cơ mất hoàn toàn điện năng; EU đang đối mặt với một mùa đông khó khăn… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng trong nước và quốc tế ngày 1/2/2023.


Các nhà phân tích dự đoán giá dầu năm 2023 sẽ tiếp tục biến động với khả năng cao thiên về tăng. Ảnh: Investors

Giá dầu năm 2023 sẽ tiếp tục biến động

Năm 2022 đã khép lại với giá dầu tăng năm thứ hai liên tiếp. Cụ thể, giá dầu Brent đã tăng khoảng 10% (năm 2021 tăng 50%); dầu WTI tăng gần 7% (năm 2021 tăng 55%). Năm 2022 cũng đã chứng kiến giá dầu tăng “phi mã”, lập đỉnh 139,13 USD/thùng - mức cao nhất trong vòng 14 năm hồi tháng 3.

Năm 2023, các nhà phân tích và các nhà kinh tế đều dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục biến động với khả năng cao thiên về tăng, nhất là trong quý I.

Những nhân tố có thể tác động lên giá dầu vẫn là sự điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, sự cắt giảm sản lượng từ Nga, cảnh báo không cung ứng dầu cho bất kỳ quốc gia nào áp giá trần lên dầu của Nga, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) kiên định mục tiêu cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, Mỹ tiếp tục bổ sung dầu cho kho dự trữ dầu chiến lược của mình, và Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm dịch Covid-19.

Ukraine có nguy cơ mất điện hoàn toàn

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty năng lượng quốc gia Ukraine Ukrenergo, ông Volodymyr Kudrytsky ngày 1/1 cho biết hầu hết các công trình năng lượng đều bị hư hỏng hoặc bị phá hủy và phải mất hàng năm để khôi phục hoàn toàn.

Ông Kudrytsky cảnh báo rằng do cơ sở hạ tầng năng lượng bị tàn phá quy mô lớn, nước này có nguy cơ mất điện hoàn toàn. Theo người đứng đầu Ukrenergo, thiệt hại đối với hạ tầng năng lượng của Ukraine từ các đợt tập kích mới nhất của Nga đã đạt đến mức chưa từng thấy.

“Ở thời điểm này, hầu hết các công trình đều bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Đó không chỉ là các trạm biến áp của Ukrenergo mà cả các nhà máy nhiệt điện. Việc khôi phục hoàn toàn chúng có thể mất hàng tháng, thậm chí lên đến hàng năm”, ông Kudrytsky nói.

EU đang đối mặt với một mùa đông khó khăn

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một mùa đông khó khăn và có thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong bối cảnh khối này đang lên kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.

Bà Georgieva cho biết: “Chúng tôi xem xét phản ứng với cú sốc năng lượng ở châu Âu và châu Âu đang tiến tới sự độc lập với Nga một cách dứt khoát”. Bà Georgieva nói thêm, Mỹ có thể tránh được những vấn đề nghiêm trọng hơn vào năm 2023.

"Đối với phần lớn nền kinh tế thế giới, 2023 sẽ là một năm khó khăn, khó khăn hơn cả năm 2022. Tại sao? Bởi 3 nền kinh tế lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc đều đồng loạt giảm tốc độ tăng trưởng. Mỹ là quốc gia kiên cường nhất - Mỹ có thể tránh được suy thoái", bà Georgieva lưu ý.

Đức cần một chính sách năng lượng "không thiên vị"

Bộ Tài chính Đức Christian Lindner dự báo tỷ lệ sử dụng phát tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ giảm xuống 7% vào năm 2023 và tiếp tục giảm từ năm 2024. Theo ông Lindner, tỷ lệ năng lượng cao sẽ tăng dần trở thành tình trạng bình thường mới.

Ông Lindner cho rằng, Đức cần một chính sách năng lượng "không thiên vị" để duy trì đà phát triển cho ngành này. Bên cạnh đó, Đức nên đưa ra năng lượng hạt nhân, dầu mỏ và khí đốt nội địa kết hợp với năng lượng tái tạo.

Ông nói thêm lệnh cấm sử dụng công nghệ fracking (bẻ cong thủy lực) nên được bỏ đi. Sản xuất khí đốt và mỏ dầu tự nhiên tại Đức đang giảm, chủ yếu là do công nghệ fracking phi truyền thống bị cấm và luật bảo vệ tự nhiên gây khó khăn cho công việc xin cấp phép khai thác mới.

https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Đầu trang