IEA: Hơn bao giờ hết, các nhà xuất khẩu dầu lớn phải đa dạng hóa kinh tế
26.10.2018
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết các nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới dưới áp lực chưa từng có để cắt giảm sự phụ thuộc của họ vào doanh thu năng lượng, do sự tiến bộ trong hiệu quả nhiên liệu và xe ô tô điện đã khiến nhu cầu giảm và xói mòn tài chính của họ.
IEA cảnh báo rằng không hành động hay những nỗ lực không đủ để đa dạng hóa nguồn thu nhập sẽ kết hợp những rủi ro nền kinh tế của các sản xuất và các thị trường toàn cầu phải đối mặt.
Fatih Birol giám đốc IEA cho biết “hơn bất kỳ thời điểm nào khác gần đây, tôi tin tưởng cần thay đổi yếu tố cơ bản trong mô hình phát triển của những quốc gia này”.
Những yếu tố cấu trúc như sự bùng nổ sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ, đang lấy đi thị phần từ các đối thủ như Saudi Arabia hay Nigeria là phía nguồn cung, và những nỗ lực giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để làm chậm lại sự biến đổi không khí là mặt nhu cầu, đang khiến ngân sách của các nhà sản xuất dầu dưới áp lực sụt giảm.
Birol cho biết rằng ở mức giá 80 USD/thùng, doanh thu dầu mỏ và khí đốt ở những quốc gia này trung bình khoảng 1.800 USD/người/năm. Nhưng với bức tranh dầu đá phiến và sự phát triển nhu cầu như công nghệ và hiệu quả mới, có thể khiến doanh thu giảm 30% xuống 1.250 USD vào năm 2030.
Ông nói “khi chúng tôi nhìn vào những nước này, trung bình họ có hơn 70% doanh thu của chính phủ từ dầu và khí đốt”. “Những nước này bị áp lực từ giá, họ bị áp lực giảm từ khối lượng dầu họ xuất khẩu và áp lực giảm từ tăng trưởng dân số... Tôi nghĩ rằng nó rất khác với quá khứ”.
Báo cáo đặc biệt của IEA tập trung vào các quốc gia sản xuất nơi dầu và khí tự nhiên chiếm ít nhất 1/3 tổng xuất khẩu và doanh thu đóng góp ít nhất 1/3 tổng doanh thu tài chính. IEA cho biết họ nhìn vào Iraq, Nigeria, Nga, Saudi Arabia, UAE va Venezuela.
Cơ quan này dự đoán nhu cầu dầu tăng 10% lên hơn 106 triệu thùng/ngày vào năm 2040, và nhu cầu khí tự nhiên tăng hơn 40% lên 5.400 tỷ m3 trong cùng giai đoạn.
IEA cho biết “các nguy cơ nhân lên trong một môi trường giá dầu thấp. Trong trường hợp giá dầu giao dịch trong phạm vi 60 - 70 USD/thùng, thu nhập ròng từ dầu và khí tự nhiên không bao giờ phục hồi lên những mức trong giai đoạn 2010 -2015, dẫn đến doanh thu cộng dồn sụt giảm 7 nghìn tỷ USD trong cùng giai đoạn tới 2040 so với Viễn cảnh Chính sách mới”.
Birol cho biết các nhà xuất khẩu Trung Đông cụ thể có thể thực hiện cắt giảm tiêu dùng dầu thô trong nước. “Tại Trung Đông, họ sử dụng khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày để sản xuất điện và hoạt động kinh tế, điều này rất không hiệu quả để nói ít nhất”.
IEA cho biết việc cải tổ thành công sẽ có nhiều hàm ý cho các thị trường năng lượng và cho những nỗ lực đạt được mục tiêu môi trường toàn cầu.
Nguồn: VITIC/Reuters