Hãy quên đi cắt giảm sản xuất của OPEC, xuất khẩu mới là vấn đề quan trọng

06.04.2021

00:00/00:00

Giá dầu đã biến động mạnh trong tuần qua trước cuộc họp OPEC + vào ngày 01 tháng Tư để thảo luận về cách kiểm soát sản lượng đang diễn ra và các bước tiếp theo của nhóm sẽ như thế nào trong vài tháng tới.

Theo các báo cáo mới nhất, Ả Rập Xê-út cho biết họ có thể bắt đầu việc nới lỏng cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, bắt đầu với 250.000 thùng/ngày vào tháng 5 và tháng 6, sau đó sẽ nới lỏng hơn nữa.

Nhóm liên minh nói chung sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng 350.000 thùng/ngày vào mỗi tháng 5 và tháng 6, và 400.000 thùng/ngày khác vào tháng 7, theo các nguồn tin.

Các số liệu nêu trên đương nhiên là làm tăng hoạt động giao dịch dầu khi các chuẩn dầu lên xuống theo các bản cập nhật mới xuất hiện.

Việc tăng giá có thể hơi bất ngờ, nhưng nó phản ánh thực tế là giờ đây thị trường đã biết OPEC + có kế hoạch gì trong ba tháng tới và sự rõ ràng có nghĩa là một sự chắc chắn trong một thế giới quá bất định. Nhưng thước đo của sự chắc chắn này tốt ra sao?

Lấy ví dụ như Ả Rập Xê-út, nước này đã cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong vài tháng nay, ngoài hạn ngạch theo OPEC +, điều này đã đưa tổng sản lượng của nước này xuống dưới 10 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, xuất khẩu không thay đổi theo tỷ lệ tương ứng.

Ả Rập Xê Út đã có một thành tích xuất sắc về mặt tuân thủ hạn ngạch, không giống như các thành viên OPEC khác. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu trong tháng 2 của họ chỉ giảm khoảng 194.000-300.000 thùng/ngày so với mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày, theo các tính toán dựa trên dữ liệu khác nhau.

Tuy nhiên, sự thay đổi không đáng kể này trong xuất khẩu không ảnh hưởng đến giá cả: giá tăng trở lại sau khi Ả Rập Xê Út đưa ra cam kết 1 triệu thùng/ngày vì các trader cho rằng điều này có nghĩa là Ả Rập Xê Út loại bỏ 1 triệu thùng dầu mỗi ngày ra khỏi thị trường toàn cầu dư cung. Giả định này vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi các con số xuất khẩu trở nên rõ ràng.

Nhưng bạn có thể làm được nhiều việc hơn với xuất khẩu hơn là sử dụng dầu từ kho dự trữ để giữ chúng tương đối không thay đổi ngay cả khi sản lượng thay đổi đáng kể. Bạn cũng có thể giảm xuất khẩu để tăng giá. Đây chính xác là những gì Saudi đã làm ngay sau khi họ công bố quyết định cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày. Vào tháng 01, Vương quốc Anày cho biết họ sẽ giảm bớt khối lượng xuất khẩu đến các khách hàng ở châu Âu và châu Á - thị trường lớn nhất của họ - một số người mua nhỏ đã không mua được bất kỳ loại dầu thô nào của Ả Rập Xê Út trong tháng Hai.

Do đó, tỷ lệ sản xuất chỉ là một trong số các thước đo chỉ ra sự cân bằng giữa cung và cầu đối với một loại hàng hóa. Xuất khẩu là một số liệu khác và số liệu này được cho là quan trọng hơn.

Việc gián đoạn sản xuất và cố ý cắt giảm chắc chắn có tác động lớn đến sự biến động giá cả, và tác động của tin tức về Libya là bằng chứng cho điều đó. Tuy nhiên, cuối cùng thì xuất khẩu mới là vấn đề quan trọng vì cả Libya và thành viên OPEC đang gặp khó khăn là Iran đều không giữ lượng dầu mà họ đang bơm ở mức ngày càng cao cho riêng mình.

Tin tức rằng tổng sản lượng dầu của OPEC đã vượt quá hạn ngạch tự áp đặt lên tới 3 triệu thùng/ngày trong tháng 2, từ mức 2,7 triệu thùng/ngày trong tháng 1 đã ảnh hưởng đến giá dầu vào đầu tuần trước. Tuy nhiên, thông tin Iran có thể chuyển tới Trung Quốc 1 triệu thùng/ngày trong tháng này ắt hẳn đã khiến các thành viên khác trong OPEC lo lắng hơn rất nhiều.

Tin tức về việc gia tăng sản lượng của Iran đã được lan truyền trong vài tháng nay sau khi chính quyền Biden ra hiệu sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran nếu Iran đồng ý quay trở lại thỏa thuận hạt nhân. Các tin tức này đã gây sức ép lên giá nhưng không phải chỉ riêng tin này: chúng thường đi kèm với các báo cáo về việc tăng xuất khẩu dầu của Iran, chủ yếu là sang Trung Quốc.

Hoặc lấy Libya làm ví dụ khác về mức độ xuất khẩu quan trọng hơn đối với biến động giá cả. Tất nhiên, các báo cáo về việc sản lượng dầu của Libya đang gia tăng đã làm giảm giá dầu. Tuy nhiên, tin tức về việc phong tỏa cảng xuất khẩu dầu vẫn có xu hướng khiến giá tăng mạnh. Người ta có thể lập luận rằng các tin tức về việc đóng cửa kho cảng xuất khẩu có tác động tăng giá nhiêu hơn so với tác động giảm của sự tăng trưởng sản xuất.

Sự thật là hầu hết các trader đều đánh đồng sản xuất với xuất khẩu. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì hầu hết các thành viên OPEC đều xuất khẩu phần lớn lượng dầu mà họ sản xuất, nên càng sản xuất nhiều thì họ càng xuất khẩu nhiều hơn. Nhưng đây là một bước ngoặt mà chúng ta đã thấy trước đây và có thể sẽ nhìn thấy một lân nữa. Ngay cả khi OPEC+ đồng ý bổ sung 350.000 thùng/ngày vào tổng sản lượng, các thành viên riêng lẻ cũng có thể tự do thúc đẩy xuất khẩu của họ nhiều hơn thế. Họ sẽ chỉ lấy nó từ kho chứa của họ, vốn vẫn còn tràn đầy sau cuộc khủng hoảng nhu cầu vào năm 2020.

Vì vậy, việc OPEC + quyết định thêm bao nhiêu thùng dầu mỗi ngày vào sản lượng của mình từ tháng 5 đến tháng 7 không thực sự quan trọng. Mà vấn đề là có bao nhiêu thùng dầu rời khỏi cảng vào mỗi tháng. Đây là bằng chứng thực tế cho thấy nhu cầu mạnh mẽ như thế nào, quan trọng là xuất khẩu chứ không phải sản xuất.

Nguồn tin: xangdau.net

Đầu trang