Gián đoạn sản lượng dầu mỏ càng cao biến động giảm giá càng lớn

17.04.2019

00:00/00:00

Sản lượng dầu toàn cầu đang bị thiệt hại bởi việc mở rộng các lệnh trừng phạt của Mỹ và những gián đoạn bất ngờ khác đang đẩy giá tăng trong ngắn hạn nhưng cũng thiếp lập trạng thái sụt giảm tiếp theo.

Các yếu tố bất ngờ đã giảm sản lượng toàn cầu 2,8 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2019, giảm từ 3,3 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2019, nhưng tăng từ 1,8 triệu thùng/ngày một năm trước, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Sự gián đoạn của các thành viên OPEC đã đạt 2,49 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2019, gấp đôi cùng tháng năm trước.

Trong những tháng gần đây, tổng gián đoạn ở mức cao nhất trong gần 3 năm và gần mức cao nhất trong một thập kỷ. Số liệu của EIA không gồm Venezuela, nơi sản lượng sụt giảm thất thường và quá biến động để xác định mức bình thường không gián đoạn. Họ cũng không tính đến tác động tiền tàng của cuộc chiến mới tại Libya, có thể gây bất ổn cho sản xuất và xuất khẩu trong những tháng tới nếu cuộc chiến tăng cường.

Do đó các số liệu cho thấy mức độ cắt giảm sản lượng không tự nguyện - thực tế và mối đe dọa - đã gây ra thị trường dầu mỏ thắt chặt trong những tháng tới.

Các lệnh trừng phạt và những vấn đề bất ngờ có thể khiến Saudi Arabia đóng vai trò như nhà sản xuất chi phối hiệu quả hơn bằng cách đơn giản hóa sự phối hợp với các nhà sản xuất khác và giảm nguy cơ gian lận.

Nhưng những vấn đề không theo kế hoạch có thể cũng gây ra thị trường dầu mỏ tạm thời thắt chặt, đẩy giá tăng và che dấu sự mất cân bằng giữa sản lượng và tiêu thụ, góp phần vào sự sụt giảm tiếp theo.

Sự thắt chặt thị trường gần đây tương tự các sự kiện trong năm 2013 và đầu năm 2014 - mở đường cho sự sụt giảm cuối năm 2014 và năm 2015.

Trong năm 2013/14, các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, cũng như sự gián đoạn tạm thời gây ra bởi cuộc chiến tại Libya và sự tiến triển của các chiến binh hồi giáo khắp miền bắc Iraq khiến giá dầu trên 100 USD/thùng.

Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác (với công suất dự phòng phản ứng chậm) nhấn mạnh rằng thị trường vẫn được cung cấp đủ và giá không quá cao.

Nhưng các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác tăng cường vị thế mua ròng trong thị trường dầu lên 626 triệu thùng trong cuối tháng 6/2014, tăng từ 367 triệu thùng 6 tháng trước đó, tăng tốc sự gia tăng giá.

Những vấn đề sản xuất và giá cao đã thúc đẩy các trạng thái cuối của sự bùng nổ việc khoan dầu đá phiến Mỹ, khiến sản lượng tăng vọt, trong khi tăng trưởng tiêu dùng suy giảm.

Việc gián đoạn tạm thời che đi sự chuyển đổi trong cân bằng thị trường, vì thế khi những vấn để được giải quyết giá đã giảm trong cuối năm 2014 và năm 2015.

Giá dầu khá thấp trong năm 2018 đã khuyến kích chính phủ Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt với xuất khẩu dầu mỏ từ Venezuela và Iran trong một nỗ lực lật đổ các nhà lãnh đạo được xem là thù địch. Nhưng thị trường đã thắt chặt nhanh hơn nhiều so với khả năng có thể cuối năm ngoái. Những gián đoạn bất ngờ khiến việc cắt giảm của Saudi Arabia và các đồng minh có hiệu quả hơn, chuyển dịch triển vọng thị trường dầu mỏ từ dư cung thành thiếu nguồn cung.

Thực tế, vấn đề sản lượng bất ngờ đã đóng góp khoảng 1 nửa sản lượng cắt giảm của OPEC. Đáp lại các quỹ phòng hộ đã tăng vị thế mua ròng dầu thô thành 600 triệu thùng từ 243 triệu thùng vào đầu tháng 1/2019, khiến giá giao ngay tăng nhanh và chuyển thị trường thành bù hoãn bán (backwardation). Kết quả giá dầu thô Brent giao tháng tới tăng gần 21 USD (42%) kể từ cuối tháng 12/2018.

Nếu Washington cố gắng tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Iran và Venezuela trong vài tháng tới, hay cuộc chiến ở Libya tồi tệ hơn, thị trường này sẽ trở nên thắt chặt hơn trong nửa cuối năm 2019. Cho tới nay, Saudi Arabia và các đồng minh không quan tâm tới việc họ chuẩn bị tăng sản lượng bao nhiêu và ở mức giá nào để bù lỗ cho các nhà sản xuất khác. Nhưng thị trường thắt chặt hơn trong ngắn hạn, và giá tăng cao hơn, thì sự điều chỉnh cuối cùng càng lớn.


Nguồn: VITIC/Reuters

Đầu trang