Giá xăng dầu hôm nay 23/5: Ghi nhận tuần giao dịch giảm mạnh

24.05.2021

00:00/00:00

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm, nguồn cung tăng trong bối cảnh dịch Covdi-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu trong tuần giao dịch từ 17-21/5 giảm mạnh.

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch với xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh cuộc chiến phòng chống Covid-19 ghi nhận chuyển biến tích cực.

Tại Mỹ, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 58% người trưởng thành và gần 46% dân số của nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19, và có tới 34% dân số Mỹ đã được tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19.

Hoạt động du lịch đang trở nên sôi động tại một quốc gia, khu vực như Nga, Mỹ, Bồ Đào Nha... cũng góp phần làm gia tăng niềm tin vào triển vọng phục hồi nhu cầu năng lượng, qua đó giúp giá dầu tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/5: Ghi nhận tuần giao dịch giảm mạnh
Ảnh minh hoạ
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 65,5 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 68,95 USD/thùng, tăng 0,24 USD/thùng trong phiên.

Thông tin tăng trưởng sản lượng công nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh đã làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu dầu thô, qua đó kéo giá thế giới tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/5, đưa giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 66,31 USD/thùng và giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 69,53 USD/thùng. Đây là mức cao nhất của giá dầu thô trong hơn 1 năm trở lại đây.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 4 là 9,8% so với cùng kỳ 2020. Mức tăng trưởng này bằng với dự báo nhưng thấp hơn con số 14,1% của tháng 3 nhưng nó vẫn cho thấy bức tranh kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà phục hồi. Điều này đã củng cố thêm kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô, thời gian tới.

Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu, giá Bitcoin lao dốc cũng là những nhân tố thúc đẩy giá dầu ngày 18/5 tăng mạnh.

Tuy nhiên, khi những lo ngại về nguồn cung dầu gia tăng và triển vọng cải thiện nhu cầu dầu thô toàn cầu được dự báo không mấy lạc quan, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh.

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran về thoả thuận hạt nhân có nhiều tiến triển làm tăng khả năng Mỹ sẽ sớm gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran thời gian tới. Iran được cho là đang có những bước xúc tiến khai thác các mối quan hệ với khách hàng.

Tại Mỹ, hệ thống đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline sớm được khai thác trở sẽ bổ xung nguồn cung dầu thô từ Vịnh Mexico vào thị trường dầu thô của nước này.

Nguồn cung dầu từ OPEC+ và Saudi Arabia tiếp tục gia tăng theo lộ trình tăng sản lượng khai thác vào các tháng 5, 6 và 7/2021.

Về phía cầu, lo ngại nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ngày càng lớn khi thời điểm dịch bệnh được nhận định sắp đạt đỉnh, đặc biệt là ở Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ...

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia, khu vực. Ấn Độ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới và vẫn đang phải hứng chịu những đợt bùng phát mới. Trong khi đó tại một loạt các quốc gia, khu vực như Đài Loan, Malaysia… và một số nước nước Mỹ Latinh, dịch Covid-19 cũng đang có dấu hiệu bùng phát trong những ngày gần đây.

Lo ngại lạm phát gia tăng cũng khiến nhu cầu nắm giữ các tài sản rủi ro như dầu thô của giới đầu tư giảm.

Giá dầu thế giới giảm mạnh còn do tâm lý lạc quan về việc các nước châu Âu và một số quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... lên kế hoạch mở cửa cho ngành du lịch đi xuống. Theo đó, giới đầu tư lo ngại, việc mở cửa này sẽ không mang lại hiệu quả quá cao bởi tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 tại nhiều quốc gia vẫn ở mức thấp và khả năng tài chính của người dân cũng bị thắt chặt đáng kể sau 2 năm vật lộn với dịch bệnh.

Loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và EU, cùng với đó là việc các nước lên kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế đã kéo giá xăng dầu thế giới bật tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng nó không đủ để bù đắp cho phần sụt giảm của giá dầu thô trong những phiên giao dịch trước đó.

Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 63,88 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 66,64 USD/thùng.

Như vậy, so với mức đỉnh trong tuần, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thế giới đã sụt giảm khoảng 3% trong tuần giao dịch từ ngày 17/5 đến 21/5.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.426 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 19.531 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.774 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.825 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.279 đồng/kg.

Bước vào tuần giao dịch từ ngày 24/5, với những diễn biến trong phiên giao dịch cuối tuần và với nhận định các nhân tố rủi ro trên thị trường khó có thể “xấu hơn” hiện tại, giá dầu ngày 23/5 ghi nhận khả ăng giá dầu thế giới tuần tới sẽ bật tăng mạnh. Nhu cầu dầu thô tăng khi các nước chuẩn bị bước vào mùa hè nóng nực và các hoạt động sản xuất tiếp tục được thúc đẩy, mở rộng nhờ các chương trình hỗ trợ, kích thích kinh tế. Cùng với đó, việc các kho dự trữ dầu thô chiến lược được lấp đầy khi giá dầu ở mức thấp cũng đang trên đà suy giảm buộc các nước trở lại thị trường cho dù giá dầu thô hiện đang ở mức đỉnh 1 năm.

Hà Lê

Đầu trang