Giá dầu thế giới giảm 10 USD/thùng
29.11.2021
Theo Bộ trưởng Y tế Nam Phi, Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên biến thể mới là Omicron.
Mỹ, Canada, Anh, Guatemala và các nước châu Âu nằm trong số những quốc gia hạn chế việc đi lại từ miền nam châu Phi, nơi mà biến thể được phát hiện.
Dầu thô Brent giảm 9,50 USD, tương đương 11,6%, xuống 72,72 USD/thùng, mức giảm hàng tuần hơn 8%.
Dầu thô Mỹ (WTI) của Mỹ giảm 10,24 USD vào thứ Sáu, tương đương 13,1%, ở mức 68,15 USD/thùng, giảm hơn 10,4% trong tuần với khối lượng giao dịch cao sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn hôm thứ Năm ở Mỹ.
Bob Yawger, Giám đốc hợp đồng năng lượng tại Mizuho cho biết: “Thị trường đang tính đến tình huống xấu nhất trong đó biến thể này gây ra sự phá hủy nhu cầu lớn”.
Cả hai loại dầu đều giảm tuần thứ năm và đều ghi nhận tuần giảm thứ năm liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020.
Giá dầu đi lên trong hai phiên giao dịch liên tiếp vào đầu tuần này giữa những đồn đoán rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất đồng minh, còn gọi là OPEC+, có thể điều chỉnh các kế hoạch nhằm nâng sản lượng nếu các nước tiêu thụ "vàng đen" hàng đầu giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược của họ hoặc nếu đại dịch COVID-19 đe dọa nhu cầu tiêu thụ. Thậm chí, giá dầu Brent còn ghi nhận mức tăng phần trăm lớn nhất tính theo ngày kể từ tháng 8/2021.
OPEC + cũng đang theo dõi các diễn biến xung quanh biến thể này, các nguồn tin cho biết hôm thứ Sáu, với một số người bày tỏ lo ngại rằng nó có thể làm giảm đi triển vọng thị trường dầu trước cuộc họp để thiết lập chính sách.
Các nhà khoa học cho đến nay mới chỉ phát hiện được biến thể Omicron với số lượng tương đối nhỏ, chủ yếu ở Nam Phi mà còn ở Hồng Kông và Israel, nhưng họ lo ngại bởi số lượng đột biến cao có thể khiến dễ lây truyền hơn.
Giá dầu tăng vào đầu tuần khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) cho rằng họ có thể giảm sản lượng để đáp ứng với sự giải phóng chiến lược từ các nước tiêu thụ lớn là thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Một nguồn tin OPEC cho biết việc tung ra như vậy có thể sẽ làm tăng nguồn cung trong những tháng tới, dựa trên kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia tư vấn cho các bộ trưởng OPEC.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết: “Đánh giá ban đầu của OPEC về việc phát hành phối hợp (kho dự trữ) và sự xuất hiện đột ngột của một biến thể mới của virus corona làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế và cân bằng dầu mỏ trong những tháng tới”.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 7%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 7% vào thứ Sáu, ghi dấu tuần tăng mạnh trong gần hai tháng, được hỗ trợ bởi dự báo về nhu cầu sưởi ấm cao hơn một chút so với dự kiến trước đó.
Hợp đồng khí đốt giao tháng 12 tăng 37,9 cent hay 7,5% lên mức 5,447 USD/mmBtu.
Trong tuần, hợp đồng này tăng 7,5% sau khi tăng khoảng 5,8% vào tuần trước.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 112,0 bcfd trong tuần này lên 112,8 bcfd vào tuần tới khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh hơn.
Trong những tháng gần đây, giá khí đốt toàn cầu đạt mức cao kỷ lục khi các công ty điện lực trên khắp thế giới cạnh tranh hàng hóa khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để bổ sung lượng dự trữ cực thấp ở châu Âu và đáp ứng nhu cầu cao ở châu Á, nơi thiếu hụt năng lượng đã gây ra tình trạng mất điện ở Trung Quốc.
Theo sau giá khí đốt toàn cầu đó, hợp đồng kỳ hạn của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào đầu tháng 10, nhưng sau đó đã giảm trở lại do Mỹ kho dự trữ cao và sản lượng dồi dào cho mùa đông. Giá ở nước ngoài tiếp tục giao dịch cao hơn khoảng 6 lần so với giá giao sau của Mỹ.
Lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu của Mỹ đạt trung bình 11,3 bcfd cho đến thời điểm này trong tháng 11, tăng từ 10,5 bcfd vào tháng 10.
Trong khi đó, nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng tại 48 tiểu bang của Mỹ đạt trung bình 96,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) vào tháng 11, tăng từ mức 94,1 bcfd vào tháng 10 và kỷ lục hàng tháng là 95,4 bcfd vào tháng 11 năm 2019.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Châu Á giảm
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) châu Á giảm trong tuần qua do lo ngại về tác động tiềm tàng của một biến thể virus corona mới, nhưng vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu sưởi ấm cao hơn.
Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình giao tháng 1 tại Đông Bắc Á giảm xuống còn 36,1 USD/mmBtu, giảm 0,6 USD hay 1,6% so với tuần trước.
Giá giao hàng tháng 2 ước tính vào khoảng 35,15 USD/mmBtu.
Tin tức về một biến thể virus corona mới được phát hiện ở Nam Phi đã tác động mạnh tới thị trường dầu mỏ toàn cầu khi EU và Anh thắt chặt kiểm soát biên giới, trong khi các nhà khoa học đang tìm hiểu xem liệu biến thể này có kháng vắc xin hay không.
Tây và Nam Âu đã nhập khẩu 5,5 triệu tấn LNG trong tháng 11 và đang trên đà vượt mức 5,7 triệu tấn của tháng 10.
Henry Bennett tại công ty dữ liệu Spark Commodities cho biết, giá cước vận chuyển LNG giao ngay tại Thái Bình Dương đạt mức cao kỷ lục vào thứ Sáu.
Nguồn: VITIC/Reuters