Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều 5/7
06.07.2021
00:00/00:00
ING Economics nhận định việc OPEC+ không đạt được một thỏa thuận về hạn ngạch sản lượng dầu có thể hỗ trợ thị trường tiếp tục đi lên.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều ngày 5/7 khi nhà đầu tư và các nhà giao dịch đang chờ đợi cuộc đàm phán quan trọng giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, về vấn đề điều chỉnh hạn ngạch sản lượng.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều 5/7. Ảnh: TTXVN phát
Chiều 5/7, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 15 xu Mỹ (0,2%) lên 76,32 USD/thùng, sau khi giảm nhẹ trong tuần trước, tuần giảm đầu tiên trong sáu tuần. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 12 xu Mỹ (0,5%) lên 75,28 USD/thùng, sau khi tăng 1,5% trong tuần trước đó, tuần tăng giá thứ sáu liên tiếp của loại dầu này.
OPEC+ ngày 2/7 đã bỏ phiếu về việc tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8-12/2021, đồng thời kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay đến cuối năm 2022, song Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã phản đối đề xuất này.
Đây là sự bất đồng ý kiến hiếm hoi giữa các nước thành viên của nhóm này, khi lợi ích quốc gia đang ngày càng bị chia rẽ, làm ảnh hưởng đến các chính sách của OPEC+ giữa bối cảnh các khách hàng muốn nhiều dầu hơn khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong một lưu ý, ING Economics nhận định việc OPEC+ không đạt được một thỏa thuận về hạn ngạch sản lượng dầu có thể hỗ trợ thị trường tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, trên thực tế điều này cũng đánh đi tín hiệu về sự “tan rã” của một thỏa thuận chung, và có khả năng các nước thành viên sẽ tăng sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman ngày 4/7 kêu gọi “sự thỏa hiệp và lý trí” để đạt được sự thống nhất khi OPEC+ nhóm họp trở lại vào ngày 5/7. Bộ trưởng Abdulaziz bin Salman cũng nhấn mạnh đến tình hình bất ổn của đại dịch COVID-19 và sản lượng dầu của Iran và Venezuela.
Tại thị trường Mỹ, nhiều công ty năng lượng đã tăng số lượng giàn khoan dầu và khí đốt trong ba trên bốn tuần qua. Công ty cung cấp thiết bị và dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes Co ngày 2/7 cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động đã tăng thêm 5 lên 475 trong tuần kết thúc ngày 2/7, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 4/2020./.
https://vietnambiz.vn
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều ngày 5/7 khi nhà đầu tư và các nhà giao dịch đang chờ đợi cuộc đàm phán quan trọng giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, về vấn đề điều chỉnh hạn ngạch sản lượng.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều 5/7. Ảnh: TTXVN phát
Chiều 5/7, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 15 xu Mỹ (0,2%) lên 76,32 USD/thùng, sau khi giảm nhẹ trong tuần trước, tuần giảm đầu tiên trong sáu tuần. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 12 xu Mỹ (0,5%) lên 75,28 USD/thùng, sau khi tăng 1,5% trong tuần trước đó, tuần tăng giá thứ sáu liên tiếp của loại dầu này.
OPEC+ ngày 2/7 đã bỏ phiếu về việc tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8-12/2021, đồng thời kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay đến cuối năm 2022, song Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã phản đối đề xuất này.
Đây là sự bất đồng ý kiến hiếm hoi giữa các nước thành viên của nhóm này, khi lợi ích quốc gia đang ngày càng bị chia rẽ, làm ảnh hưởng đến các chính sách của OPEC+ giữa bối cảnh các khách hàng muốn nhiều dầu hơn khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong một lưu ý, ING Economics nhận định việc OPEC+ không đạt được một thỏa thuận về hạn ngạch sản lượng dầu có thể hỗ trợ thị trường tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, trên thực tế điều này cũng đánh đi tín hiệu về sự “tan rã” của một thỏa thuận chung, và có khả năng các nước thành viên sẽ tăng sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman ngày 4/7 kêu gọi “sự thỏa hiệp và lý trí” để đạt được sự thống nhất khi OPEC+ nhóm họp trở lại vào ngày 5/7. Bộ trưởng Abdulaziz bin Salman cũng nhấn mạnh đến tình hình bất ổn của đại dịch COVID-19 và sản lượng dầu của Iran và Venezuela.
Tại thị trường Mỹ, nhiều công ty năng lượng đã tăng số lượng giàn khoan dầu và khí đốt trong ba trên bốn tuần qua. Công ty cung cấp thiết bị và dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes Co ngày 2/7 cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động đã tăng thêm 5 lên 475 trong tuần kết thúc ngày 2/7, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 4/2020./.
https://vietnambiz.vn
Tin tức khác
Đầu trang