Đầu tư vốn cho khai thác dầu và khí đốt ngoài khơi dự kiến ​​sẽ tăng lên 44 tỷ USD trong năm nay

29.03.2021

00:00/00:00

Sau khi chi tiêu ở mức thấp nhất của năm ngoái cho việc khai thác các giếng dầu mới trong 30 năm, lĩnh vực dầu khí ngoài khơi dự kiến sẽ tăng đáng kể chi tiêu vốn trong năm nay lên khoảng 44 tỷ đô la Mỹ, theo tập đoàn năng lượng Westwood Global Energy Group.

Chi tiêu cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (upstream) ở ngoài khơi dự kiến sẽ tăng lên khoảng 44 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, so với chỉ 12,3 tỷ đô la Mỹ cho các hợp đồng kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) vào năm 2020. Vào năm 2019, trước khi đại dịch làm ảnh hưởng tới nhu cầu dầu và giá, các hợp đồng EPC trong ngành dầu khí ngoài khơi đạt khoảng 40 tỷ USD.

“Vào năm 2021, chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động khai thác,” Thom Payne, Giám đốc Bộ phận Ngoài khơi của Tập đoàn Năng lượng Westwood Global Energy Group cho biết tại hội nghị và triển lãm trực tuyến thường niên Offshore Support Journal của Riviera Maritime Media hôm thứ Tư.

Hầu hết chi tiêu vốn của năm nay và các hợp đồng EPC lớn nhất sẽ dành cho các dự án khí đốt tự nhiên lớn ngoài khơi Australia và các dự án dầu nước sâu ngoài khơi Nam Mỹ.

Sự gia tăng lớn trong năm 2021, một phần sẽ đến từ chi tiêu hoãn lại vào năm 2020, cũng sẽ giúp các giàn khoan ngoài khơi và hỗ trợ thị trường tàu chở dầu trong năm nay, Payne cho biết tại hội nghị.

Tháng trước, Payne đã viết trong một bài phân tích rằng đầu tư dầu ngoài khơi sẽ phục hồi nhanh chóng trong năm nay, do các dự án bị hoãn lại từ năm 2020 và “Petrobras đang hồi sinh”.

Năm ngoái, đầu tư ra dầu ngoài khơi đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm do các công ty cắt giảm trung bình 30% vốn đầu tư và tạm hoãn hoặc đình trệ lên tới 54 tỷ đô la Mỹ hợp đồng EPC năm 2020, Payne cho biết.

Dầu ngoài khơi đã bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh từ cuộc khủng hoảng năm ngoái, khi chi phí đã bị cắt giảm kể từ cuộc suy thoái trước đó năm 2015-2016. Rystad Energy cho biết năm ngoái, giá hòa vốn cho khai thác dầu nước sâu đã xuống thấp hơn so với mức của đá phiến Mỹ, khiến dầu nước sâu trở thành một trong những nguồn cung mới rẻ nhất trên toàn cầu.

Cũng theo hãng nghiên cứu năng lượng này, các công ty khai thác dự kiến sẽ cam kết phát triển một số lượng kỷ lục các dự án dầu khí ngoài khơi trong vòng 5 năm tới, với các dự án nước sâu dự kiến sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.


Nguồn tin: xangdau.net

Đầu trang