Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/8: Lo ngại xung đột Trung Đông hạn chế đà giảm của giá dầu

06.08.2024

00:00/00:00

1. Tính đến đầu giờ sáng nay 6/8 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,19 USD/thùng - tăng 1,71%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 77,43 USD/thùng - tăng 1,48%.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm khoảng 50 cent khi đợt bán tháo tiếp tục diễn ra trên thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng đà giảm đã bị hạn chế do lo ngại hành động trả đũa của Iran đối với vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas ở Tehran.

2. Giá khí đốt tự nhiên chuẩn Châu Âu đã giảm 5% vào ngày đầu tuần trong bối cảnh nguồn cung đường ống mạnh mẽ từ Na Uy dẫn đến tình trạng bán tháo rộng rãi ở tất cả các thị trường khi lo ngại về nền kinh tế Mỹ đang xấu đi.

Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan, tiêu chuẩn cho giao dịch khí đốt của châu Âu, đã giảm 5% xuống 38,16 USD (34,80 euro) mỗi megawatt giờ (MWh) lúc 11:57 sáng 5/8 tại Amsterdam.

3. Theo GasBuddy, giá tại các trạm bơm ở Mỹ đã giảm 3,5 cent trong tuần qua, chạm mức trung bình toàn quốc là 3,44 USD/gallon vào ngày 5/8 và giảm 37,2 cent so với một năm trước, theo GasBuddy.

Giá trung bình toàn quốc cho mỗi gallon tại máy bơm ở Mỹ hiện giảm 5,6 xu so với một tháng trước, với giá dầu diesel cũng giảm 2,3 xu trong tuần trước và hiện ở mức thấp hơn 39 xu so với một năm trước.

4. Sharara, mỏ dầu lớn nhất ở Libya, đã ngừng hoàn toàn việc khai thác dầu vào ngày 5/8 sau khi sản lượng bị hạn chế vào cuối tuần vừa qua do các cuộc biểu tình, các nguồn tin am hiểu về hoạt động của mỏ nói với Bloomberg.

Sharara bắt đầu cắt giảm dần sản lượng vào ngày 3/8 sau khi các công nhân tại mỏ dầu được yêu cầu làm điều này, theo nguồn tin giấu tên của Bloomberg.

5. Truyền thông Nigeria dẫn lời chuyên gia chính sách năng lượng Henry Adigun cho biết, Nigeria đang mất 1.000 USD cho mỗi thùng dầu thô xuất khẩu do thiếu giá trị gia tăng từ quá trình lọc dầu.

Chính phủ liên bang Nigeria đang hỗ trợ các nhà máy lọc dầu địa phương, nhưng cơ quan quản lý, Cơ quan quản lý dầu mỏ trung nguồn và hạ nguồn Nigeria (NMDPRA), không được trao quyền trong các đạo luật của mình để hỗ trợ độc quyền cung cấp và phân phối nhiên liệu, tờ báo địa phương The Sun dẫn lời Adigun cho biết.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Đầu trang