Tăng sức hút cho M&A

Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, các sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư sẽ tạo thêm “cú hích” cho thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam.

Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, các sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư sẽ tạo thêm “cú hích” cho thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam.
Nhộn nhịp nhà đầu tư “nhòm ngó”

Sau khi dốc khoảng 470 triệu USD để sở hữu 9,45% cổ phần tại Masan, 1 tỷ USD mua cổ phần của Vingroup, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) vẫn tiếp tục kế hoạch “gửi chân” vào thị trường Việt Nam.

Thông tin mới đây cho biết, dù đang là cổ đông lớn nhất của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), SK vẫn rất quan tâm đến việc Nhà nước sẽ thoái vốn tại doanh nghiệpnày. SK thậm chí đã hoàn tất các thủ tục thẩm định đầu tư, chỉ chờ cơ hội để nâng tỷ lệ sở hữu tại PVOIL.

Không chỉ với riêng PVOIL, ông Chey Tae Won, Chủ tịch SK đã nhiều lần khẳng định mối quan tâm của Tập đoàn đến việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. SK còn mong muốn nghiên cứu, lựa chọn tham gia tái cấu trúc đưa một công ty trở thành công ty mẹ, từ đó tạo ra các chuỗi công ty tại Việt Nam.

Tương tự, thời gian gần đây, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc mua cổ phần trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sumitomo (Nhật Bản) chẳng hạn, cũng đã cùng với công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ đầu tư của Nhật Bản chi khoảng 4 tỷ yên (tương đương 37 triệu USD) để mua 10% cổ phần của Công ty cổ phần Gemadept.

Trong khi đó, Mitsui (Nhật Bản) mua lại 35,1% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Còn Taisho Pharmaceutical Co,.Ltd đã mua thêm được 20,6 triệu cổ phiếu của Dược Hậu Giang, qua đó nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 66,4 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 50,78% tại một trong những công ty dược lớn nhất Việt Nam.

Không quá khó hiểu khi ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn cách đầu tư vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần. Đó là cách nhanh nhất để họ thực hiện tham vọng tại thị trường Việt Nam, vốn luôn được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng để phát triển. GS-TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nhiều lần khẳng định với phóng viên Báo Đầu tư như vậy.

Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm nay, đã có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, với tổng giá trị vốn góp là 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ 2018. Kể cả không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông (Beerco Limited góp vốn vào Công ty TNHH Vietnam Beverage), thì tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần vẫn tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ nửa đầu năm nay, mà những năm gần đây, các số liệu thống kê đều cho thấy, xu hướng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần ngày càng nhiều. Năm ngoái, có tới 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Thêm “cú hích” cho M&A

Số lượng nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thương vụ M&A, thực hiện các vụ góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam ngày càng nhiều. Xu hướng này, theo ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sẽ ngày càng tăng thêm trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang diễn biến tích cực, thị trường ngày càng rộng mở khi nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết.

Đặc biệt, khi thương mại Mỹ - Trung vẫn đang căng thẳng, thì thực hiện các hình thức góp vốn, mua cổ phần sẽ là cách nhanh nhất để “né” những “đòn” trừng phạt về thuế.

Thực tế, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần đã xuất hiện từ lâu, nhưng chỉ thực sự nổi lên mạnh mẽ sau khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực. Lý do là hành lang pháp lý đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đơn giản và minh bạch.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài không cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam, mà chỉ cần làm các thủ tục đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước. Thủ tục đơn giản, thuận tiện khiến ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, coi đây là giải pháp đầu tư đơn giản nhưng hiệu quả.

Tới đây, khi Luật Đầu tư được sửa đổi, quy định pháp luật thậm chí còn đơn giản, thông thoáng hơn nữa, tạo thêm “cú hích” cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần, M&A phát triển. Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, cũng sẽ bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.

Một cú hích quan trọng khác, đó là trong định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới, Chính phủ Việt Nam đã xác định, sẽ “mở rộng phương thức M&A”.

Tại Diễn đàn M&A lần thứ 10 năm 2018, do Báo Đầu tư tổ chức, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, trên thế giới, M&A là hoạt động bình thường và diễn ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào; nhưng với nền kinh tế Việt Nam, đây là hoạt động “vô cùng quan trọng”, mở ra cơ hội thu hút vốn FDI, FII, tạo điều kiện cho hoạt động doanh nghiệp và góp phần vào quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế, của doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD.

Năm 2017, có 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,19 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016.

Năm 2018, có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với năm 2017.

6 tháng đầu năm nay, đã có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, với tổng giá trị vốn góp là 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Nguyên Đức
baodautu.vn

Danh sách các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử có thể thanh toán mua xăng dầu tại các cây xăng PVOIL và COMECO


STT

Đơn vị TT

Tên đơn vị

Ứng dụng Mobile Banking

 

1

ABBANK

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4

BACABANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á

5

BIDC

Ngân hàng đầu tư phát triển Campuchia

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

8

CIMB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB

9

CO-OP BANK

Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam

10

DONGABANK

Ngân hàng TMCP Đông Á

11

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

12

GPBANK

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu

13

HDBANK

Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh

14

HLBVN

Nhân hàng TNHH MTV Hongleong Việt Nam

15

IBK

Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc

16

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

17

KIENLONGBANK

Ngân hàng TMCP Kiên Long

18

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

19

MBBANK

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam

21

NAMABANK

Ngân hàng TMCP Nam Á

22

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

OCEANBANK

Ngân hàng TMCP Đại Dương

25

PG BANK

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

26

PVCOMBANK

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

27

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

28

SAIGONBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

29

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

30

SEABANK

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

31

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

32

SHINHANVN

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

33

TECHCOMBANK

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

34

TPBANK

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

35

UOB

Ngân hàng TNHH MTV United Overseas

36

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

37

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

38

VID PUBLIC

Ngân hàng Liên doanh VID Public

39

VIETABANK

Ngân hàng TMCP Việt Á

40

VIETBANK

Ngân hàng ViệtNam Thương Tín

41

VIETCAPITAL BANK

Ngân hàng TMCP BảnViệt

42

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

43

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

44

VRB

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

45

WOORIBANK

Ngân hàng Woori Việt Nam

Ví điện tử

 

1

MOMO

Ví điện tử MoMo

2

SHOPPEPAY

Ví điện tử ShopeePay

3

OIL DEPOT

Ví điện tử Oil Depot

4

VIETTEL MONEY

Ví điện tử Viettel Money

5

VNPT MONEY

Ví điện tử VNPT Money

Quà tặng điện tử

 

1

GOTIT

Quà tặng điện tử GotIt

2

URBOX

Quà tặng điện tử UrBox

 

 

 

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP